Bệnh thận - tiết niệu
Bệnh thận - tiết niệu

Điểm danh các bệnh về bàng quang thường gặp

Các bệnh về bàng quang có thể gây ra nhiều triệu chứng phiền toái trong cuộc sống. Nếu không kiểm soát tốt, các bệnh lý này còn có khả năng dẫn đến những vấn đề sức khỏe đáng lo ngại.
Biên tập bởi Bowtie Việt Nam
Ngày đăng 2022-10-14
Cập nhật ngày 2023-05-15
Nội dung chính
1. Sỏi bàng quang2. Viêm bàng quang3. Hội chứng bàng quang tăng hoạt4. Sa bàng quang5. Hội chứng bàng quang thần kinh6. Ung thư bàng quang

Điểm danh các bệnh về bàng quang thường gặp

Vậy đâu là các bệnh về bàng quang thường gặp? Mời bạn hãy cùng Bảo hiểm trực tuyến Bowtie tìm hiểu trong bài viết này nhé!

1. Sỏi bàng quang

Sỏi bàng quang là các khối chất rắn được hình thành trong bàng quang. Nguyên nhân thường là do bàng quang không được làm rỗng hoàn toàn, các muối và khoáng chất có trong lượng nước tiểu còn sót lại sẽ trở nên cô đặc, kết tinh và tạo thành sỏi. 

Hầu hết các viên sỏi bàng quang nhỏ không gây ra quá nhiều triệu chứng và sẽ tự đào thải ra ngoài mà không cần điều trị. Tuy nhiên, các viên sỏi lớn hơn có thể kích thích bàng quang và ngăn cản dòng chảy nước tiểu, làm xuất hiện các triệu chứng như:

  • Đau bụng dưới dữ dội.
  • Tiểu đau, tiểu rắt, tiểu ít
  • Đi tiểu thường xuyên (đặc biệt là vào ban đêm).
  • Nước tiểu đục, có màu sẫm bất thường hoặc có lẫn máu.

Nếu không được điều trị, các triệu chứng này có thể lặp đi lặp lại trong thời gian dài, trở thành tình trạng mạn tính và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu. Sỏi bàng quang có thể xảy ra với cả nam và nữ. Tuy nhiên, nam giới, đặc biệt là người trên 50 tuổi thường có nhiều nguy cơ gặp phải hơn. 

2. Viêm bàng quang

Viêm bàng quang là một trong các bệnh về bàng quang khá phổ biến. Bệnh chủ yếu do vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập vào đường tiết niệu thông qua niệu đạo và bắt đầu gây viêm. Bên cạnh đó, cũng có một số trường hợp viêm bàng quang nhưng không liên quan đến vi khuẩn, chẳng hạn như tình trạng viêm bàng quang mô kẽ thường gặp ở phụ nữ.   

Các dấu hiệu và triệu chứng viêm bàng quang có thể bao gồm:

  • Đau hoặc nóng rát khi đi tiểu
  • Nhu cầu đi tiểu tăng lên, thường xuyên và khẩn cấp hơn bình thường
  • Nước tiểu đục, sẫm màu, lẫn máu hoặc có mùi tanh nồng
  • Đau bụng hoặc vùng chậu.
  • Sốt nhẹ.

Viêm bàng quang do vi khuẩn thường được điều trị bằng thuốc kháng sinh và ít khi gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên nếu không điều trị, bệnh có thể dẫn đến nhiễm trùng thận và có nguy cơ tổn thương thận vĩnh viễn. Phụ nữ được cho là có nguy cơ mắc bệnh viêm bàng quang cao hơn nam giới do cấu tạo ống niệu đạo của phụ nữ ngắn hơn khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào.

3. Hội chứng bàng quang tăng hoạt

Hội chứng bàng quang tăng hoạt (hay bàng quang hoạt động quá mức) cũng là một trong các bệnh liên quan đến bàng quang thường gặp. Nguyên nhân khiến bàng quang hoạt động quá mức có thể là do chấn thương hoặc một số tình trạng khác như mang thai và sinh con, tổn thương dây thần kinh, nhiễm trùng, thừa cân, thiếu hụt nội tiết tố nữ sau mãn kinh, sử dụng thuốc, rượu hoặc caffeine…

Nam giới 65 tuổi trở lên và phụ nữ từ khoảng 45 tuổi là những đối tượng có nhiều nguy cơ mắc phải hội chứng bàng quang tăng hoạt với các triệu chứng có thể là:

  • Tiểu gấp, tiểu không tự chủ (són tiểu, rò rỉ nước tiểu).
  • Thường xuyên muốn đi tiểu (nhiều hơn 8 lần trong vòng 24 giờ). 
  • Tiểu đêm, ít nhất là 2 lần mỗi đêm.
Tiểu không tự chủ là triệu chứng của các bệnh về bàng quang
Tiểu không tự chủ là một biểu hiện có thể gặp trong các bệnh về bàng quang.

4. Sa bàng quang

Sa bàng quang (thoát vị bàng quang) là một trong các bệnh về bàng quang thường xảy ra ở phụ nữ. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do các dây chằng và sợi cơ ở khu vực bàng quang – âm đạo bị căng ra hoặc yếu đi, tạo điều kiện thuận lợi khiến bàng quang dịch chuyển vào âm đạo.

Dựa vào vị trí của bàng quang, người ta chia sa bàng quang thành 3 cấp độ, bao gồm:

  • Độ 1 (nhẹ): Bàng quang chỉ sa xuống âm đạo một đoạn ngắn.
  • Độ 2 (trung bình): Bàng quang tụt xuống lỗ âm đạo.
  • Độ 3 (nặng): Bàng quang căng phồng, vượt khỏi lỗ âm đạo.

Các triệu chứng có thể thay đổi qua từng cấp độ nhưng nhìn chung, bệnh nhân sẽ có các biểu hiện sau: 

  • Đi tiểu nhiều lần.
  • Khó làm rỗng bàng quang, vẫn cảm thấy khó chịu sau khi đi tiểu. 
  • Thường xuyên tái phát nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Cảm giác nặng nề và đau ở vùng âm đạo, xương chậu, bẹn, bụng dưới hoặc thắt lưng.
  • Đau khi quan hệ tình dục.
  • Nhận thấy có mô mềm bất thường phồng lên qua cửa âm đạo. 

Mặc dù sa bàng quang không đe dọa đến tính mạng nhưng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của chị em phụ nữ. Nghiêm trọng hơn, bệnh còn gây tổn thương thận khiến bệnh nhân không thể đi tiểu được (vô niệu). 

5. Hội chứng bàng quang thần kinh

Hội chứng bàng quang thần kinh là thuật ngữ để mô tả tình trạng xảy ra khi hệ thần kinh ảnh hưởng đến cách hoạt động của bàng quang. Tùy thuộc vào sự tổn thương của dây thần kinh, bàng quang có thể hoạt động quá mức hoặc trở nên kém hoạt động.

Một số vấn đề có liên quan đến nguyên nhân gây ra hội chứng bàng quang thần kinh, bao gồm chấn thương tủy sống, chứng nứt đốt sống, bệnh đa xơ cứng, đột quỵ, bệnh Parkinson, tai nạn hoặc nhiều bệnh lý khác ở hệ thần kinh.

Tương tự như các bệnh về bàng quang khác, hội chứng này cũng làm xuất hiện những biểu hiện phổ biến là:

  • Đi tiểu thường xuyên nhưng lượng nước tiểu ít, dòng nước tiểu yếu.
  • Tiểu gấp, nhu cầu đi tiểu khẩn cấp.
  • Rò rỉ nước tiểu.
  • Đau khi đi tiểu.

Người mắc hội chứng bàng quang thần kinh thường có nhiều nguy cơ gặp phải các vấn đề khác ở đường tiết niệu, bao gồm nhiễm trùng tái phát, tổn thương thận, trào ngược bàng quang – niệu quản và sỏi tiết niệu.

6. Ung thư bàng quang

Ung thư bàng quang xảy ra khi có sự hình thành và tăng trưởng không kiểm soát của các tế bào bất thường bên trong bàng quang. Các loại ung thư bàng quang có thể gặp phải là:

  • Thường gặp: Ung thư biểu mô niệu.
  • Hiếm gặp: Ung thư biểu mô tế bào vảy và ung thư biểu mô tuyến.

Các trường hợp ung thư bàng quang được chẩn đoán ở giai đoạn đầu thường có khả năng điều trị thành công cao, tuy nhiên vẫn có cơ hội tái phát sau đó. Khi ung thư đã đến giai đoạn muộn hoặc di căn sang nơi khác, bệnh nhân có thể phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm, thậm chí là nguy cơ tử vong.

Bởi vì triệu chứng của ung thư bàng quang không đặc hiệu và dễ gây nhầm lẫn với các bệnh bàng quang khác. Do đó, nếu nhận thấy các biểu hiện bất thường, bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện thăm khám bằng các phương pháp chuyên sâu để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.

Như vậy, bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin liên quan đến các bệnh về bàng quang thường gặp. Qua đó, hy vọng bạn sẽ tìm được biện pháp bảo vệ sức khỏe tốt nhất cho bản thân và những người xung quanh.

Chia sẻ
Các thông tin trên được chia sẻ bởi Bowtie Việt Nam. Các nội dung này chỉ mang tính chất tham khảo. Trong mọi trường hợp, Bowtie không chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào, dù là trực tiếp hay gián tiếp, liên quan đến việc truy cập và sử dụng nội dung của Bowtie.

Bài viết liên quan

Triệu chứng viêm bàng quang ở người lớn và trẻ em Triệu chứng viêm bàng quang ở người lớn và trẻ em
Bệnh thận - tiết niệu

Triệu chứng viêm bàng quang ở người lớn và trẻ em

6 dấu hiệu nhiễm trùng đường tiết niệu cần cảnh giác 6 dấu hiệu nhiễm trùng đường tiết niệu cần cảnh giác
Bệnh thận - tiết niệu

6 dấu hiệu nhiễm trùng đường tiết niệu cần cảnh giác

Siêu âm có giúp phát hiện được sỏi thận? Siêu âm có giúp phát hiện được sỏi thận?
Bệnh thận - tiết niệu

Siêu âm có giúp phát hiện được sỏi thận?

Các chuyên mục khác

Email

Liên hệ chung
hello@bowtie.com.vn
Liên hệ về truyền thông
media@bowtie.com.vn
Liên hệ hợp tác
partners@bowtie.com.vn

© 2024 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.

Trình duyệt của bạn đã xảy ra lỗi. Để trải nghiệm tốt hơn, vui lòng nâng cấp hoặc thay đổi trình duyệt khác. OK