Bệnh tim mạch
Bệnh tim mạch

Cấp cứu cao huyết áp tại nhà: Những lưu ý cần ghi nhớ

Các cơn tăng huyết áp khẩn cấp và cấp cứu có thể xảy ra nếu chỉ số huyết áp tăng trên 180/120mmHg. Khi nhận thấy huyết áp của bệnh nhân tăng cao và xuất hiện các triệu chứng đi kèm, người thân cần thực hiện cấp cứu cao huyết áp tại nhà ngay lập tức, sau đó gọi 115 và đưa người bệnh đến bệnh viện để được xử lý kịp thời.
Biên tập bởi Bowtie Việt Nam
Ngày đăng 2022-09-26
Cập nhật ngày 2023-05-08
Nội dung chính
Các trường hợp tăng huyết áp cần cấp cứuCách cấp cứu cao huyết áp tại nhàNhững lưu ý khi sơ cứu người cao huyết áp tại nhà
Cách cấp cứu cao huyết áp tại nhà

Cấp cứu cao huyết áp tại nhà đúng cách đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giảm thiểu biến chứng và hậu quả nặng nề do cao huyết áp gây ra. Vậy bạn cần làm gì khi thấy ai đó bị tăng huyết áp đột ngột? Trong bài viết này, Bảo hiểm Bowtie sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin liên quan đến cách xử lý khi bị tăng huyết áp đột ngột tại nhà.

Các trường hợp tăng huyết áp cần cấp cứu

Một người cần được cấp cứu ngay nếu xuất hiện các cơn tăng huyết áp khẩn cấp (khẩn trương) hoặc cơn tăng huyết áp cấp cứu (ác tính). Các cơn tăng huyết áp này xảy ra khi chỉ số huyết áp tăng cao kịch phát với huyết áp tâm thu ≥ 180mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 120mmHg. Tùy thuộc vào việc có tổn thương cơ quan đích hay không, cơn tăng huyết áp được chia thành 2 thể là tăng huyết áp khẩn cấp và tăng huyết áp cấp cứu.

Cơn tăng huyết áp cấp cứu xảy ra khi huyết áp tăng cao rõ rệt trên 180/120mmHg và có kèm theo dấu hiệu tổn thương cơ quan đích. Các tổn thương cơ quan đích có thể bao gồm phù phổi, thiếu máu cục bộ ở tim, suy giảm chức năng thần kinh, suy thận cấp, bóc tách động mạch chủ… Trong khi đó, các cơn tăng huyết áp khẩn cấp cũng xảy ra khi huyết áp tăng cao trên 180/120mmHg nhưng không có dấu hiệu tổn thương cơ quan đích. 

Tuy nhiên, dù có gây tổn thương cơ quan đích hay không thì trường hợp chỉ số huyết áp tăng quá cao như vậy cũng cần được cấp cứu và xử lý kịp thời để hạn chế các biến chứng có thể xảy ra. Nếu không được kiểm soát, các cơn tăng huyết áp khẩn cấp hoặc cấp cứu có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim, đột quỵ hoặc các vấn đề sức khỏe khác có khả năng đe dọa đến tính mạng người bệnh.

Cách cấp cứu cao huyết áp tại nhà

Có thể thấy, các cơn tăng huyết áp khẩn cấp hoặc cấp cứu cực kỳ nguy hiểm. Vậy khi thấy ai đó bị tăng huyết áp đột ngột thì bạn phải làm sao? Điều bạn cần làm chính là xử trí các cơn tăng huyết áp khẩn cấp và cấp cứu tại nhà đúng cách, đồng thời đưa bệnh nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt để bác sĩ can thiệp kịp thời nhằm hạn chế các biến chứng và nguy cơ tử vong.

Để cấp cứu cao huyết áp tại nhà an toàn, hiệu quả, trước tiên bạn cần nắm rõ triệu chứng mà người bệnh có thể gặp phải trong các đợt tăng huyết áp kịch phát. Trong những trường hợp này, bệnh nhân sẽ nhận thấy chỉ số huyết áp cao trên 180/120mmHg khi tiến hành đo huyết áp, kèm theo các triệu chứng như hồi hộp, tay chân run rẩy, buồn nôn và xây xẩm mặt mày, đau đầu, đau thắt ngực, nhìn mờ, khó thở…

Tùy vào tình trạng và mức độ nghiêm trọng của các cơn tăng huyết áp mà bạn sẽ có cách xử trí khác nhau. Vậy khi thấy ai đó rơi vào tình trạng huyết áp tăng đột ngột thì bạn phải làm gì? Bạn có thể tham khảo cách sơ cứu người bị tăng huyết áp tại nhà trong 3 trường hợp thường gặp dưới đây:

Trường hợp 1: Người bệnh có triệu chứng nhẹ, còn tỉnh táo

Trong trường hợp này, người bệnh có thể bị chóng mặt, buồn nôn, đứng không vững… nhưng vẫn còn tỉnh táo và có thể giao tiếp được. Theo đó, bạn hãy đỡ bệnh nhân nằm xuống nghỉ ngơi ở những nơi thông thoáng, yên tĩnh. Tư thế nằm khi bị tăng huyết áp đột ngột sẽ là nằm nghiêng về bên trái, gối đầu cao 30 độ.

Bạn tiến hành theo dõi và đo huyết áp nhiều lần cho bệnh nhân để đánh giá mức độ nghiêm trọng của các cơn tăng huyết áp, sau đó gọi điện cho bác sĩ để được tư vấn về việc sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp hoặc các bước xử lý tiếp theo. Nếu đã thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ mà huyết áp vẫn tiếp tục tăng cao hoặc tình trạng bệnh nhân không đỡ hơn, bạn hãy gọi 115 và nhanh chóng đưa người bệnh tới cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.

Theo dõi huyết áp thường xuyên khi cấp cứu cao huyết áp tại nhà
Bạn cần kiểm tra huyết áp cho bệnh nhân thường xuyên để đánh giá mức độ nghiêm trọng của các cơn tăng huyết áp.

Trường hợp 2: Người bệnh bất tỉnh hoặc không thể giao tiếp

Người bệnh trong trường hợp này có biểu hiện nặng hơn như xây xẩm mặt mày, không còn tỉnh táo, bất tỉnh… Bạn tuyệt đối không được lay gọi hoặc tự ý di chuyển bệnh nhân vì có thể khiến huyết áp tăng cao hơn và làm tăng nguy cơ dẫn đến đột quỵ. 

Thay vào đó, để xử lý tình huống tăng huyết áp này, bạn hãy để bệnh nhân nằm nghiêng tại chỗ, kê đầu cao 30 độ để tránh tình trạng nôn, đồng thời gọi cấp cứu ngay. Trong quá trình chờ xe cấp cứu, bạn hãy thường xuyên kiểm tra tình trạng và nhịp thở của bệnh nhân, có thể tiến hành hồi sức tim phổi để xử trí cho bệnh nhân tăng huyết áp nếu cần thiết. 

Trường hợp 3: Người bệnh bị đau tức ngực, khó thở, có dấu hiệu nhồi máu cơ tim

Khi huyết áp tăng đột ngột, bệnh nhân dễ gặp tình trạng suy tim cấp, đau tức ngực, khó thở hoặc có dấu hiệu nhồi máu cơ tim. Trong trường hợp này, bạn tuyệt đối không xoa bóp ngực hoặc tay chân vì có thể khiến tình trạng của bệnh nhân trở nên nguy hiểm hơn. Thay vào đó, hãy để bệnh nhân nằm nghỉ tại nơi thoáng khí, yên tĩnh và gọi 115 ngay để cấp cứu cho bệnh nhân tăng huyết áp kịp thời, tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra. Trong quá trình chờ, bạn cần theo dõi sát tình trạng và nhịp thở của bệnh nhân.

Bài viết liên quan:

Những lưu ý khi sơ cứu người cao huyết áp tại nhà

Khi trực tiếp đối diện với trường hợp tăng huyết áp cấp cứu, chúng ta khó tránh khỏi hoang mang, lo lắng không biết phải xử trí thế nào. Chính vì vậy, hãy chủ động trang bị cho mình những kiến thức về cấp cứu cao huyết áp tại nhà để bảo vệ sức khỏe, tính mạng của mình, người thân và những người xung quanh. Bên cạnh đó, bạn cũng cần ghi nhớ những lưu ý khi xử lý các cơn tăng huyết áp cấp cứu và khẩn cấp tại nhà dưới đây:

  • Kiểm tra huyết áp của bệnh nhân liên tục để đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh
  • Đặt bệnh nhân nằm nghỉ ở nơi thoáng khí, yên tĩnh
  • Gối đầu cao 30 độ và để bệnh nhân nằm nghiêng, nới lỏng quần áo cho người bệnh
  • Trong trường hợp bệnh nhân bị đột quỵ, lập tức gọi cấp cứu 115 để đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế gần nhất 
  • Tuyệt đối không tự ý cho bệnh nhân uống bất kỳ loại thuốc nào nếu không có chỉ định của bác sĩ

Hy vọng những thông tin về cách xử lý khi huyết áp tăng cao đột ngột mà Bowtie cung cấp trên đây sẽ giúp bạn có thêm kiến thức, hiểu đúng và thực hiện tốt cấp cứu cao huyết áp tại nhà nhằm giảm thiểu nguy cơ tử vong, hạn chế biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Chia sẻ
Các thông tin trên được chia sẻ bởi Bowtie Việt Nam. Các nội dung này chỉ mang tính chất tham khảo. Trong mọi trường hợp, Bowtie không chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào, dù là trực tiếp hay gián tiếp, liên quan đến việc truy cập và sử dụng nội dung của Bowtie.

Bài viết liên quan

Nguyên nhân rối loạn lipid máu và cách phòng ngừa Nguyên nhân rối loạn lipid máu và cách phòng ngừa
Bệnh tim mạch

Nguyên nhân rối loạn lipid máu và cách phòng ngừa

Tăng huyết áp vô căn (nguyên phát): Mối nguy khôn lường cần lưu ý Tăng huyết áp vô căn (nguyên phát): Mối nguy khôn lường cần lưu ý
Bệnh tim mạch

Tăng huyết áp vô căn (nguyên phát): Mối nguy khôn lường cần lưu ý

Tăng huyết áp là gì? Hậu quả của bệnh tăng huyết áp Tăng huyết áp là gì? Hậu quả của bệnh tăng huyết áp
Bệnh tim mạch

Tăng huyết áp là gì? Hậu quả của bệnh tăng huyết áp

Các chuyên mục khác

Email

Liên hệ chung
hello@bowtie.com.vn
Liên hệ về truyền thông
media@bowtie.com.vn
Liên hệ hợp tác
partners@bowtie.com.vn

© 2024 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.

Trình duyệt của bạn đã xảy ra lỗi. Để trải nghiệm tốt hơn, vui lòng nâng cấp hoặc thay đổi trình duyệt khác. OK