Các bệnh lý khác
Các bệnh lý khác

Cúm A: Dịch bệnh có thể bùng phát bất cứ lúc nào

Cúm A thường có biểu hiện giống với cảm lạnh thông thường nhưng lại có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa đến tính mạng. Hiểu đúng về cúm A sẽ giúp bạn có cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả để hạn chế tối đa các ảnh hưởng do bệnh gây ra.
Biên tập bởi Bowtie Việt Nam
Ngày đăng 2022-11-21
Cập nhật ngày 2023-04-26
Nội dung chính
Cúm A là gì?Triệu chứng cúm ABiến chứng của cúm APhương pháp chẩn đoán cúm APhương pháp điều trị cúm ACách phòng ngừa cúm A
Cúm A: Dịch bệnh có thể bùng phát bất cứ lúc nào

Vậy bệnh cúm A là gì và nguy hiểm như thế nào? Làm sao để phòng ngừa bệnh hiệu quả? Mời bạn cùng Website Bowtie tìm hiểu thêm qua bài viết dưới đây nhé. 

Cúm A là gì?

Cúm A là căn bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do virus cúm A gây ra, thường gặp vào thời điểm giao mùa. Virus cúm A có thể thay đổi kháng nguyên khi gặp một số điều kiện thuận lợi, từ đó tăng khả năng lây lan và bùng phát thành những trận đại dịch lớn. Hiện tại, có rất nhiều chủng virus cúm A đang lưu hành trên toàn cầu nhưng trong đó, phổ biến hơn cả là các chủng H1N1 và H5N1.

Bệnh cúm A lây lan từ người sang người qua đường giọt bắn khi người bệnh ho, hắt hơi, cười hoặc nói chuyện. Người bình thường cũng có thể bị nhiễm bệnh khi tiếp xúc, chạm tay vào các bề mặt bị nhiễm virus sau đó đưa tay lên mũi, miệng hoặc mắt. Trong một số trường hợp, virus cúm A có thể lây từ động vật nhiễm bệnh sang người.

Bệnh cúm A có thể gặp phải ở bất kỳ ai nhưng một số đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn cũng như dễ gặp phải các biến chứng nguy hiểm của bệnh như trẻ em, người trên 65 tuổi, người mắc các bệnh lý mạn tính (hen suyễn, bệnh tim mạch, HIV, đái tháo đường…), phụ nữ mang thai, người có hệ miễn dịch suy yếu. 

Triệu chứng cúm A

Người bị cúm A thường biểu hiện một số hoặc tất cả các triệu chứng sau:

  • Sốt và ớn lạnh
  • Đau đầu
  • Đau cơ, đau mình
  • Mệt mỏi, suy nhược
  • Hắt hơi, nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi
  • Đau họng và ho
  • Đau bụng, buồn nôn và nôn
Triệu chứng cúm A
Cúm A khiến người bệnh sốt cao, mệt mỏi, ho, đau đầu...

Biến chứng của cúm A

Hầu hết bệnh nhân cúm A có thể tự hồi phục mà không cần phải chăm sóc y tế. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bệnh có thể chuyển biến nặng, gây ra các biến chứng nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến tử vong. Một số biến chứng nguy hiểm của bệnh cúm A mà bệnh nhân có thể gặp phải là:

  • Viêm phổi: Biến chứng viêm phổi do cúm A thường gặp phải ở trẻ em, người trên 65 tuổi, người mắc các bệnh mạn tính như hen suyễn, COPD, tim bẩm sinh, suy tim…. 
  • Viêm tai giữa, viêm xoang, nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Tổn thương gan nghiêm trọng
  • Phù não
  • Gây biến chứng ở thai nhi hoặc dọa sảy thai nếu mắc bệnh trong thai kỳ

Một số trường hợp mắc cúm A nặng với các triệu chứng như sốt cao, khó thở, tím tái, phù phổi do suy tim có thể khiến bệnh nhân tử vong. Vì vậy, khi nhận thấy các dấu hiệu của cúm A, người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện thăm khám để có hướng điều trị phù hợp.

Phương pháp chẩn đoán cúm A

Để chẩn đoán cúm A, bác sĩ có thể sử dụng một số phương pháp xét nghiệm sau: 

  • RT-PCR: Phương pháp này cho kết quả trong vòng 4 – 6 giờ với độ chính xác cao, giúp bác sĩ kiểm tra và phân loại virus cúm. 
  • Miễn dịch huỳnh quang: Phương pháp này có độ nhạy và đặc hiệu thấp hơn nhưng thời gian cho ra kết quả nhanh hơn RT-PCR.
  • Xét nghiệm nhanh (RIDTs): Phương pháp này cho ra kết quả chỉ sau 10 – 15 phút nhưng không chính xác như 2 phương pháp trên.

Giống như bất kỳ bệnh lý nào, việc chẩn đoán xác định cúm A phải kết hợp giữa kết quả xét nghiệm và các triệu chứng lâm sàng, đặc điểm dịch tễ học của bệnh nhân.

Phương pháp chẩn đoán cúm A
Các phương pháp xét nghiệm được bác sĩ chỉ định dựa theo triệu chứng.

Phương pháp điều trị cúm A

Đa số các trường hợp cúm A có thể được điều trị tại nhà. Hiện nay, vẫn chưa có thuốc đặc trị cho bệnh cúm A. Tuy nhiên, tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc như thuốc hạ sốt, thuốc giảm đau hoặc đôi khi là các thuốc kháng virus. Trong quá trình điều trị, bác sĩ thường khuyến khích bệnh nhân tăng cường miễn dịch cho cơ thể bằng một số cách sau:

  • Uống nhiều nước
  • Cố gắng nghỉ ngơi nhiều
  • Ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn nhiều thức ăn lỏng dễ hấp thụ, nhiều hoa quả, thực phẩm giàu vitamin
  • Tắm nước ấm hoặc lau người, chườm ấm khi sốt cao

Khi cảm thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường hoặc xuất hiện những dấu hiệu bội nhiễm, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được xử lý và điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.

Cách phòng ngừa cúm A

Cúm A dễ lây nhiễm và có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt đối với trẻ em, người già, phụ nữ có thai, người có bệnh mạn tính. Vì vậy, cách tốt nhất để hạn chế ảnh hưởng của cúm A là thực hiện các biện pháp nhằm phòng ngừa bệnh từ sớm như: 

  • Tiêm phòng cúm hằng năm
  • Đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, đặc biệt là trước khi ăn, khi đi từ ngoài về hoặc sau khi đi vệ sinh. Hạn chế đưa tay chạm vào mắt, mũi và miệng.
  • Thường xuyên vệ sinh không gian sống
  • Tránh tụ tập nơi đông người, đeo khẩu trang khi đi ra ngoài và hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm
  • Bổ sung các thực phẩm dinh dưỡng giúp tăng cường sức đề kháng
  • Không hút thuốc, uống rượu bia
Cúm A bao lâu thì khỏi?

Đối với cúm A, người bệnh có thể khỏi bệnh chỉ sau 5 – 7 ngày. Thông thường sau 5 ngày, bệnh nhân sẽ hết sốt, không còn sổ mũi, đau đầu nhưng ho và mệt mỏi có thể còn kéo dài một thời gian.

Bị cúm A rồi có bị lại không?

Thực tế đã chứng minh, với các chủng virus cúm nói chung và virus cúm A nói riêng, người mắc bệnh sau khi khỏi vẫn có thể bị tái nhiễm. Ngoài ra, cúm là loại virus có khả năng biến đổi mạnh mẽ và liên tục theo thời gian. Các chủng cúm mới vẫn có thể tấn công và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn bất cứ lúc nào. Vì vậy, bạn tuyệt đối không được chủ quan. 

Cần tiêm vaccine phòng cúm A bao lâu một lần?

Các chuyên gia y tế khuyến nghị mọi người nên tiêm vaccine phòng cúm A mỗi năm một lần. Bởi virus cúm có khả năng thay đổi rất nhanh nên vaccine năm trước có thể không bảo vệ được bạn khỏi các chủng virus của năm nay. 

Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu hơn về bệnh cúm A. Trong một số trường hợp, bệnh cúm A có thể chuyển biến nặng và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Vì vậy, bạn nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa cúm A từ sớm để hạn chế nguy cơ mắc bệnh nhé.

Chia sẻ
Các thông tin trên được chia sẻ bởi Bowtie Việt Nam. Các nội dung này chỉ mang tính chất tham khảo. Trong mọi trường hợp, Bowtie không chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào, dù là trực tiếp hay gián tiếp, liên quan đến việc truy cập và sử dụng nội dung của Bowtie.

Bài viết liên quan

Các giai đoạn sốt xuất huyết bạn cần nắm rõ Các giai đoạn sốt xuất huyết bạn cần nắm rõ
Các bệnh lý khác

Các giai đoạn sốt xuất huyết bạn cần nắm rõ

6 phương pháp chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản 6 phương pháp chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản
Các bệnh lý khác

6 phương pháp chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản

Thông tin về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) Thông tin về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)
Các bệnh lý khác

Thông tin về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)

Các chuyên mục khác

Email

Liên hệ chung
hello@bowtie.com.vn
Liên hệ về truyền thông
media@bowtie.com.vn
Liên hệ hợp tác
partners@bowtie.com.vn

© 2024 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.

Trình duyệt của bạn đã xảy ra lỗi. Để trải nghiệm tốt hơn, vui lòng nâng cấp hoặc thay đổi trình duyệt khác. OK