Bệnh về hệ thần kinh
Bệnh về hệ thần kinh

Nhận biết sớm các dấu hiệu đột quỵ để xử trí kịp thời

Việc nhận biết được các dấu hiệu đột quỵ để đưa người bệnh đi cấp cứu sớm đóng vai trò quan trọng trong việc cứu sống họ. Bởi lúc này, khả năng sống còn và hồi phục được tính theo từng giây, từng phút.
Biên tập bởi Bowtie Việt Nam
Ngày đăng 2022-09-07
Cập nhật ngày 2023-04-26
Nội dung chính
Các dấu hiệu đột quỵ đáng báo độngNhận biết nhanh dấu hiệu đột quỵ qua quy tắc F.A.S.T

Các dấu hiệu đột quỵ thường gặp

Đột quỵ (hay tai biến mạch máu não) là một bệnh lý gây tổn thương nghiêm trọng cho não bộ, xảy ra do mạch máu nuôi dưỡng não bị tắc nghẽn (nhồi máu não) hay vỡ (xuất huyết não). Thương tổn ở não sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của cơ thể.

Ở Việt Nam, mỗi năm ước tính có khoảng 200.000 người bị đột quỵ, trong đó có đến 50% số ca diễn biến xấu đi và tử vong. Tuy nhiên, người bệnh có thể được cứu sống nếu cấp cứu kịp thời trong khoảng “thời gian vàng” là 3 – 4 giờ đầu tiên. Người bệnh đột quỵ cần được nhập viện càng sớm càng tốt để điều trị nhằm ngăn ngừa nguy cơ tử vong và hạn chế di chứng. Do đó, việc nhận biết kịp thời các dấu hiệu đột quỵ sẽ giúp người bệnh có cơ hội được cấp cứu kịp thời và tăng khả năng phục hồi.

Các dấu hiệu đột quỵ đáng báo động

Những dấu hiệu và triệu chứng đột quỵ bao gồm:

  • Gặp khó khăn khi nói hoặc nghe người khác nói: Người bệnh đột quỵ có thể bị nhầm lẫn hoặc không hiểu người khác nói, giọng nói cũng có thể bị thay đổi, khó nói, nói ngọng…
  • Tê, liệt đột ngột ở mặt, cánh tay hay chân: Tình trạng này thường chỉ xảy ra ở một bên cơ thể. Bệnh nhân không thể giơ hai tay lên cùng một lúc hoặc bị xệ một bên mặt.
  • Vấn đề về thị lực: Người bệnh có thể đột nhiên nhìn mờ hoặc không nhìn thấy ở một hoặc cả hai mắt.
  • Đau đầu: Đau đầu đột ngột, dữ dội, có khi kèm theo nôn mửa, chóng mặt hay mất ý thức có thể là dấu hiệu của đột quỵ.
  • Đi lại khó khăn: Bệnh đột quỵ khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc giữ thăng bằng hay phối hợp tay chân, dẫn đến nguy cơ té ngã.
  • Khó nuốt: Đây cũng có thể là một biểu hiện của đột quỵ mà bạn cần lưu ý.

Người bị đột quỵ có thể biểu hiện một số hay tất cả dấu hiệu trên. Để nhận biết kịp thời và đưa người bệnh đi cấp cứu nhanh chóng, bạn cần chú ý đến những dấu hiệu đột quỵ đặc trưng theo quy tắc F.A.S.T.

Đọc thêm

    Warning: Illegal string offset 'url' in /bitnami/wordpress/wp-content/themes/bowtie-blog-vietnam/template-parts/post--acf-component.php on line 99

    Notice: Uninitialized string offset: 0 in /bitnami/wordpress/wp-content/themes/bowtie-blog-vietnam/template-parts/post--acf-component.php on line 99
  • Sơ cứu đột quỵ: Phải vừa nhanh vừa đúng

Nhận biết nhanh dấu hiệu đột quỵ qua quy tắc F.A.S.T

Nhận biết dấu hiệu đột quỵ bằng quy tắc F.A.S.T
Quy tắc F.A.S.T trong đột quỵ.

Quy tắc F.A.S.T trong đột quỵ là một cụm từ viết tắt gồm 4 chữ cái, mỗi chữ miêu tả một dấu hiệu nhận biết sớm đột quỵ. Dựa trên quy tắc này, bạn có thể phát hiện bệnh và đưa người bị đột quỵ đi cấp cứu kịp thời trong khoảng thời gian vàng.

  • F – Face (Mặt): Miêu tả về những biến đổi trên khuôn mặt như bị liệt một bên mặt, méo miệng, nhân trung lệch, thể hiện rõ khi người bệnh cười mở miệng lớn.
  • A – Arm (Tay): Miêu tả tình trạng khó hoặc không thể cử động, bị tê liệt tay chân ở một bên cơ thể.
  • S – Speech (Lời nói): Miêu tả tình trạng rối loạn ngôn ngữ, khó nói ở bệnh nhân đột quỵ. Theo đó, người bệnh sẽ gặp khó khăn khi nói, phát âm không rõ ràng, bị dính chữ, nói ngọng bất thường hoặc không hiểu lời người khác nói.
  • T – Time (Thời gian): Thời gian chính là “mạng sống” đối với người bị đột quỵ. Nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu đột quỵ nào thì bạn hãy gọi 115 ngay lập tức để đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất.

Để xác định rõ thêm những biểu hiện của người đang nghi ngờ đột quỵ, bạn có thể kiểm tra bằng cách:

  • F – Face. Yêu cầu người bệnh cười và quan sát xem một bên mặt của họ có bị xệ xuống không.
  • A – Arms. Yêu cầu người bệnh giơ cả hai cánh tay lên rồi xem có cánh tay nào rớt xuống hoặc có cánh tay nào không thể đưa lên được không.
  • S – Speech. Yêu cầu người bệnh lặp lại một vài câu đơn giản để xem họ có phát âm rõ ràng hay khác thường hay không.
  • T – Time. Vẫn theo quy tắc F.A.S.T trong đột quỵ, bạn cần gọi cấp cứu ngay khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường nêu trên.

Sau này, quy tắc F.A.S.T được bổ sung thêm B.E thành BE FAST để nhận biết nhanh các dấu hiệu đột quỵ, trong đó:

  • B – Balance (Thăng bằng): Bệnh nhân có biểu hiện mất thăng bằng, đau đầu, chóng mặt.
  • E – Eyesight (Thị lực): Người bệnh đột nhiên bị mất thị lực một phần hoặc hoàn toàn, tầm nhìn bị mờ đi.

Sau khi người bệnh được đưa đến cơ sở y tế để điều trị đột quỵ, các bác sĩ sẽ xác định cụ thể nguyên nhân là do tắc nghẽn mạch hay xuất huyết để có phương pháp điều trị phù hợp, hạn chế để lại di chứng. Điều quan trọng nhất vẫn là thời gian cấp cứu cho người đột quỵ. Thời gian không can thiệp y tế càng lâu, khả năng bị tổn thương và mất chức năng của não càng cao. Vì vậy, bạn hãy đặc biệt ghi nhớ các biểu hiện của đột quỵ mà Bowtie đã giới thiệu trong bài viết này nhé.

Chia sẻ
Các thông tin trên được chia sẻ bởi Bowtie Việt Nam. Các nội dung này chỉ mang tính chất tham khảo. Trong mọi trường hợp, Bowtie không chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào, dù là trực tiếp hay gián tiếp, liên quan đến việc truy cập và sử dụng nội dung của Bowtie.

Bài viết liên quan

Các dấu hiệu bệnh đa xơ cứng bạn cần cảnh giác Các dấu hiệu bệnh đa xơ cứng bạn cần cảnh giác
Bệnh về hệ thần kinh

Các dấu hiệu bệnh đa xơ cứng bạn cần cảnh giác

Tắm đêm dễ bị đột quỵ: Sự thật có phải như vậy? Tắm đêm dễ bị đột quỵ: Sự thật có phải như vậy?
Bệnh về hệ thần kinh

Tắm đêm dễ bị đột quỵ: Sự thật có phải như vậy?

Viêm màng não: Căn bệnh không được xem thường! Viêm màng não: Căn bệnh không được xem thường!
Bệnh về hệ thần kinh

Viêm màng não: Căn bệnh không được xem thường!

Các chuyên mục khác

Email

Liên hệ chung
hello@bowtie.com.vn
Liên hệ về truyền thông
media@bowtie.com.vn
Liên hệ hợp tác
partners@bowtie.com.vn

© 2024 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.

Trình duyệt của bạn đã xảy ra lỗi. Để trải nghiệm tốt hơn, vui lòng nâng cấp hoặc thay đổi trình duyệt khác. OK