Bệnh về hệ thần kinh
Bệnh về hệ thần kinh

Giờ vàng cấp cứu đột quỵ: Giai đoạn giành giật sự sống

Trong giờ vàng cấp cứu đột quỵ, nếu đưa người bệnh đến cơ sở y tế đủ điều kiện điều trị kịp thời thì sẽ giúp bảo tồn được nhiều tế bào não, tăng cơ hội phục hồi và giảm bớt di chứng về sau.
Biên tập bởi Bowtie Việt Nam
Ngày đăng 2022-09-26
Cập nhật ngày 2023-04-26
Nội dung chính
Vì sao phải tận dụng "giờ vàng cấp cứu đột quỵ""Giờ vàng" cấp cứu đột quỵ kéo dài bao lâu?

Giờ vàng cấp cứu đột quỵ

Đột quỵ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong hoặc tàn tật ở người trưởng thành. Khi xảy ra đột quỵ, thời gian là yếu tố quan trọng nhất. Tế bào não sẽ chết đi càng nhiều nếu thời gian được can thiệp cấp cứu càng lâu.

Vì sao phải tận dụng "giờ vàng cấp cứu đột quỵ"

Mức độ nặng nề của di chứng sau đột quỵ phụ thuộc nhiều vào thời điểm phát hiện, chẩn đoán và điều trị bệnh. Nếu bệnh nhân đột quỵ được cấp cứu và điều trị bằng các phương pháp đặc hiệu trong 3 giờ đầu thì khả năng phục hồi sẽ rất khả quan.

Khi người bệnh đột quỵ được điều trị trong vòng 90 phút từ lúc khởi phát thì cứ khoảng 3 người được điều trị tái tưới máu sẽ có 1 người trở lại cuộc sống hoàn toàn bình thường. Cứ mỗi 15 phút được rút ngắn khi cấp cứu đột quỵ thì người bệnh tăng cơ hội có cuộc sống tự lập thêm 4%. Ngược lại, nếu cấp cứu càng muộn, bệnh nhân càng có nguy cơ gặp phải nhiều di chứng nặng nề, trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong. 

Do đó, chúng ta cần nắm bắt giờ vàng cấp cứu đột quỵ để nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế được trang bị đầy đủ thiết bị và có khả năng điều trị đột quỵ để được xử lý kịp thời.

"Giờ vàng" cấp cứu đột quỵ kéo dài bao lâu?

Thời gian vàng cấp cứu đột quỵ được dùng để nhấn mạnh việc phải đưa người bệnh đến cơ sở y tế can thiệp ngay khi phát hiện dấu hiệu đột quỵ, càng chậm trễ sẽ càng để lại nhiều di chứng nặng nề. Tế bào não sẽ chết trong vòng vài phút nếu không được cung cấp đủ máu hoặc oxy. Khi mạch máu lớn trong não tắc nghẽn, mỗi giây trôi qua sẽ có 32.000 tế bào não chết đi và cứ mỗi phút trôi qua sẽ có 1,9 triệu tế bào não bị chết.

Thời gian vàng trong đột quỵ thiếu máu não là 270 phút (4,5 tiếng) nếu sử dụng thuốc tiêu sợi huyết làm tan cục máu đông hoặc trong 6 giờ nếu lấy huyết khối cơ học trong trường hợp tắc động mạch lớn ở não.

Đối với trường hợp xuất huyết não thì phương pháp điều trị và hiệu quả tùy thuộc vào nguyên nhân, vị trí và mức độ xuất huyết. Tuy nhiên, nguyên tắc chung vẫn là phải cấp cứu càng sớm càng tốt trong 3 giờ đầu tiên.

Người bệnh càng được điều trị sớm trong khoảng thời gian vàng thì cơ hồi cứu sống và phục hồi càng cao, khả năng để lại di chứng càng giảm.

Giờ vàng cấp cứu đột quỵ kéo dài bao lâu?
Việc đưa bệnh nhân đến bệnh viện can thiệp càng sớm thì cơ hội cứu sống và phục hồi càng cao.

Do đó, chúng ta cần sơ cứu đột quỵ đúng cách và nhanh chóng đưa người bệnh đi cấp cứu ngay khi nhận thấy các dấu hiệu khởi phát. Những việc bạn cần làm ngay khi phát hiện có người bị đột quỵ là:

  • Gọi cấp cứu 115 và yêu cầu trợ giúp ngay
  • Giữ môi trường xung quanh thông thoáng để người bệnh dễ thở hơn.
  • Đỡ người bệnh nằm xuống với tư thế nằm nghiêng, gối cao đầu và nới lỏng quản áo để tăng cường lưu lượng máu đến não. Nếu người bệnh bị ngã thì không nên cố di chuyển họ.
  • Theo dõi các triệu chứng đột quỵ và hỏi những thông tin cần thiết như thông tin cá nhân, bệnh sử, các thuốc đang sử dụng… để thông báo cho bác sĩ khi đến bệnh viện.
  • Nếu có dấu hiệu nôn mửa, cần bảo vệ đường thở cho người bệnh bằng cách để họ nằm nghiêng, móc hết đàm nhớt ở miệng ra ngoài (nếu có).
  • Thực hiện hồi sức tim phổi (CPR) nếu không cảm nhận được mạch đập của người bệnh.

Đồng thời, những điều không nên làm với người bị đột quỵ là:

  • Không tự ý cho người bệnh uống bất kỳ loại thuốc nào vì có thể gây ra sự cố đáng tiếc khi không biết loại đột quỵ đang xảy ra là gì.
  • Không cho người bệnh ăn hay uống bất kỳ thứ gì vì có thể gây nghẹn, sặc dẫn đến suy hô hấp.
  • Không để người bệnh tự di chuyển đến bệnh viện hoặc không chở bệnh nhân đến bệnh viện bằng xe máy.
  • Không tự ý điều trị bằng các phương pháp dân gian như cạo gió, bấm huyệt, châm cứu.. vì có thể làm tình trạng bệnh nặng thêm và bỏ lỡ thời gian vàng cấp cứu đột quỵ.

Cuối cùng, bạn cần cố gắng giữ bình tĩnh trong suốt quá trình chờ đợi xe cấp cứu đến. Tất cả những gì cần làm nhất là giúp người bệnh được điều trị y khoa kịp trong giờ vàng cấp cứu đột quỵ.

Có thể nói, việc cấp cứu kịp thời trong “thời gian vàng” sẽ giúp tăng cơ hội phục hồi và giảm bớt di chứng về sau cho bệnh nhân đột quỵ. Vì vậy, khi nhận thấy ai đó bị đột quỵ, bạn cần nhanh chóng đưa họ đến bệnh viện để được bác sĩ can thiệp kịp thời nhé.

Chia sẻ
Các thông tin trên được chia sẻ bởi Bowtie Việt Nam. Các nội dung này chỉ mang tính chất tham khảo. Trong mọi trường hợp, Bowtie không chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào, dù là trực tiếp hay gián tiếp, liên quan đến việc truy cập và sử dụng nội dung của Bowtie.

Bài viết liên quan

Hé lộ những điều bạn chưa biết về bệnh Parkinson Hé lộ những điều bạn chưa biết về bệnh Parkinson
Bệnh về hệ thần kinh

Hé lộ những điều bạn chưa biết về bệnh Parkinson

Tầm soát đột quỵ: Cách chủ động phòng ngừa bệnh hiệu quả Tầm soát đột quỵ: Cách chủ động phòng ngừa bệnh hiệu quả
Bệnh về hệ thần kinh

Tầm soát đột quỵ: Cách chủ động phòng ngừa bệnh hiệu quả

Nguyên nhân đột quỵ ở người trẻ tuổi: Vì sao bệnh ngày càng trẻ hóa? Nguyên nhân đột quỵ ở người trẻ tuổi: Vì sao bệnh ngày càng trẻ hóa?
Bệnh về hệ thần kinh

Nguyên nhân đột quỵ ở người trẻ tuổi: Vì sao bệnh ngày càng trẻ hóa?

Các chuyên mục khác

Email

Liên hệ chung
hello@bowtie.com.vn
Liên hệ về truyền thông
media@bowtie.com.vn
Liên hệ hợp tác
partners@bowtie.com.vn

© 2024 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.

Trình duyệt của bạn đã xảy ra lỗi. Để trải nghiệm tốt hơn, vui lòng nâng cấp hoặc thay đổi trình duyệt khác. OK