Các bệnh lý khác
Các bệnh lý khác

Phân biệt hen phế quản và viêm phế quản

Hen phế quản (hen suyễn) thường bị nhầm lẫn với viêm phế quản, khiến người bệnh khó xác định được bệnh tình của chính mình. Phân biệt hen phế quản và viêm phế quản giúp người bệnh được điều trị sớm và hiệu quả, tránh được nguy cơ biến chứng ảnh hưởng đến cuộc sống.
Biên tập bởi Bowtie Việt Nam
Ngày đăng 2022-12-28
Cập nhật ngày 2023-04-26
Nội dung chính
Hen phế quản và viêm phế quản có giống nhau không?Phân biệt hen phế quản và viêm phế quản
Phân biệt hen phế quản và viêm phế quản

Vậy làm sao để phân biệt được 2 bệnh lý này? Cùng Bowtie tìm hiểu thêm trong bài viết này nhé.

Hen phế quản và viêm phế quản có giống nhau không?

Hen phế quản và viêm phế quản thường bị nhầm lẫn với nhau do đều có tình trạng viêm ở ống phế quản. Khi phế quản bị viêm, đường dẫn khí sẽ co thắt, phù nề và từ đó dẫn đến các triệu chứng giống nhau như ho, thở khò khè…

Tuy nhiên, trên thực tế, đây là hai bệnh lý hoàn toàn khác nhau. Sự khác biệt chủ yếu giữa hen phế quản và viêm phế quản chính là nguyên nhân gây bệnh. Theo đó:

  • Hen phế quản: Hen phế quản hay hen suyễn, là tình trạng viêm mạn tính đường thở. Tình trạng này khiến đường dẫn khí trong phổi sưng lên, tăng tiết chất nhầy và khiến các cơ xung quanh co thắt, từ đó làm thu hẹp và tắc nghẽn đường thở. Nguyên nhân gây hen suyễn chưa được xác định rõ nhưng có liên quan đến yếu tố cơ địa và dị nguyên.
  • Viêm phế quản: Viêm phế quản là tình trạng viêm xảy ra ở niêm mạc phế quản khiến đường dẫn khí bị kích ứng, phù nề và tăng tiết dịch nhầy. Bệnh có thể cấp tính hoặc mạn tính. Nguyên nhân gây viêm phế quản cấp tính thường là do nhiễm vi khuẩn hoặc virus. Trong khi đó, nguyên nhân gây viêm phế quản mạn tính chưa được biết rõ nhưng bệnh thường gặp phải ở người nghiện thuốc lá, thuốc lào.  Ô nhiễm môi trường, khói bụi và các chất kích thích khác cũng có thể gây viêm phế quản cấp và mạn tính.
Đọc thêm

    Warning: Illegal string offset 'url' in /bitnami/wordpress/wp-content/themes/bowtie-blog-vietnam/template-parts/post--acf-component.php on line 99

    Notice: Uninitialized string offset: 0 in /bitnami/wordpress/wp-content/themes/bowtie-blog-vietnam/template-parts/post--acf-component.php on line 99
  • Những điều cần biết về bệnh hen suyễn (hen phế quản)

  • Warning: Illegal string offset 'url' in /bitnami/wordpress/wp-content/themes/bowtie-blog-vietnam/template-parts/post--acf-component.php on line 99

    Notice: Uninitialized string offset: 0 in /bitnami/wordpress/wp-content/themes/bowtie-blog-vietnam/template-parts/post--acf-component.php on line 99
  • Nguyên nhân bị hen suyễn: Yếu tố nào khởi phát cơn hen?

  • Warning: Illegal string offset 'url' in /bitnami/wordpress/wp-content/themes/bowtie-blog-vietnam/template-parts/post--acf-component.php on line 99

    Notice: Uninitialized string offset: 0 in /bitnami/wordpress/wp-content/themes/bowtie-blog-vietnam/template-parts/post--acf-component.php on line 99
  • Bệnh hen suyễn (hen phế quản) có lây không và lây qua đường nào?

  • Warning: Illegal string offset 'url' in /bitnami/wordpress/wp-content/themes/bowtie-blog-vietnam/template-parts/post--acf-component.php on line 99

    Notice: Uninitialized string offset: 0 in /bitnami/wordpress/wp-content/themes/bowtie-blog-vietnam/template-parts/post--acf-component.php on line 99
  • Hen suyễn về đêm và những thông tin cần biết

  • Warning: Illegal string offset 'url' in /bitnami/wordpress/wp-content/themes/bowtie-blog-vietnam/template-parts/post--acf-component.php on line 99

    Notice: Uninitialized string offset: 0 in /bitnami/wordpress/wp-content/themes/bowtie-blog-vietnam/template-parts/post--acf-component.php on line 99
  • Bệnh hen suyễn có nguy hiểm không? Biến chứng và cách kiểm soát

Phân biệt hen phế quản và viêm phế quản

Dù có nhiều biểu hiện giống nhau nhưng hen phế suyễn và viêm phế quản vẫn có những điểm khác biệt. Cùng Bowtie tham khảo các thông tin trong bảng dưới đây để phân biệt hen phế quản và viêm phế quản nhé.

Hen phế quản

Viêm phế quản

Triệu chứng  Triệu chứng bệnh thường xuất hiện theo từng đợt, bao gồm:

  • Khó thở kéo dài 10 – 15 phút, có thể hàng giờ hoặc cả ngày không dứt
  • Đau tức ngực, có cảm giác ngực bị siết chặt
  • Thở khò khè, nghe như tiếng huýt sáo khi thở
  • Ho khan hoặc ho có đờm, đặc biệt vào ban đêm
Viêm phế quản gây ra các triệu chứng:

  • Ban đầu ho khan, sau đó có thể ho ra đờm trong, trắng, vàng hoặc xanh
  • Thở khò khè, nghe như tiếng huýt sáo khi thở
  • Khó thở
  • Khó chịu ở ngực, đau tức ngực
  • Sổ mũi hoặc nghẹt mũi
  • Đau họng hoặc đau đầu
  • Sốt trung bình 38℃, ớn lạnh
  • Mệt mỏi, đau nhức cơ thể
Nguyên nhân Hiện tại, nguyên nhân gây hen suyễn vẫn chưa được xác định rõ nhưng cơ địa được xem là yếu tố tiền đề. Khi có sự xuất hiện của các dị nguyên, cơ thể sản xuất ra nhiều IgE làm tăng tính phản ứng của phế quản và dẫn đến các đợt hen.  Nguyên nhân chủ yếu gây ra viêm phế quản cấp được xác định là virus hoặc vi khuẩn. Trong khi đó, nguyên nhân thường gặp gây viêm phế quản mạn tính là hút thuốc lá. 

Ô nhiễm môi trường, khói bụi và các chất kích thích khác cũng có thể là nguyên nhân gây viêm phế quản.

Đối tượng gặp phải Những đối tượng có nguy cơ cao mắc hen phế quản là: 

  • Những người có người thân mắc bệnh hen suyễn
  • Những người thừa cân, béo phì
  • Người thường xuyên hút thuốc hoặc hít phải khói thuốc 
  • Người thường xuyên tiếp xúc với khí thải, không khí ô nhiễm, hóa chất độc hại 
  • Người bị một tình trạng dị ứng khác, chẳng hạn như viêm da dị ứng
Tất cả mọi đối tượng, mọi lứa tuổi đều có nguy cơ mắc viêm phế quản, trong đó phổ biến nhất là ở trẻ dưới 5 tuổi. Ngoài ra, nguy cơ bị viêm phế quản của một người sẽ tăng lên nếu: 

  • Thường xuyên hút thuốc hoặc hít phải khói thuốc
  • Bị hen suyễn, COPD hoặc các tình trạng hô hấp khác
  • Bị trào ngược dạ dày – thực quản
  • Thường xuyên tiếp xúc với khí thải, không khí ô nhiễm, chất kích thích phổi
  • Bị rối loạn tự miễn hoặc các bệnh khác gây viêm
Thời gian bị bệnh  Hen phế quản là một bệnh mạn tính. Triệu chứng bệnh có thể xuất hiện liên tục trong thời gian dài hoặc tái phát sau một thời gian ổn định. Viêm phế quản có thể cấp tính hoặc mạn tính. Viêm phế quản cấp tính thường khỏi sau 2 – 3 tuần. Đôi khi, bệnh có thể tiến triển thành viêm phế quản mạn tính ở người hút thuốc hoặc bị nhiễm trùng tái phát nhiều lần.
Phương pháp chẩn đoán Để xác định hen phế quản, bác sĩ sẽ:

  • Khai thác thông tin về tiền sử bệnh của bệnh nhân và gia đình, triệu chứng bệnh nhân gặp phải
  • Khám sức khỏe lâm sàng, nghe phổi trong cơn khó thở xem có tiếng ran rít, ran ngáy không
  • Đo phế dung
  • Đo lưu lượng đỉnh
  • Chụp X-quang phổi
  • Xét nghiệm máu
  • Xét nghiệm lẩy da hoặc định lượng IgE đặc hiệu
  • Dao động xung ký (IOS)
  • Đo FeNo
Để chẩn đoán viêm phế quản, bác sĩ thường bắt đầu từ việc khai thác thông tin về tiền sử bệnh và các triệu chứng mà bệnh nhân gặp phải, sau đó tiến hành nghe phổi khi bệnh nhân thở. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định thêm một số kiểm tra, xét nghiệm như:

  • Phết dịch mũi
  • X-quang ngực
  • Xét nghiệm máu
  • Xét nghiệm đờm
  • Kiểm tra chức năng phổi
Phương pháp điều trị Dù không thể chữa khỏi nhưng bệnh hen suyễn có thể được kiểm soát hiệu quả bằng thuốc. Các loại thuốc thường được sử dụng là: 

  • Thuốc giãn phế quản: Nhóm thuốc này làm giãn các cơ xung quanh đường thở, giúp không khí, chất nhầy dễ dàng di chuyển hơn. 
  • Thuốc chống viêm: Các loại thuốc này giúp giảm sưng và giảm sản xuất chất nhầy trong đường thở. Nhờ vậy, không khí sẽ ra vào phổi dễ dàng hơn.
  • Liệu pháp sinh học: Liệu pháp này được sử dụng cho bệnh nhân hen suyễn nặng khi các triệu chứng vẫn xuất hiện dù đã dùng thuốc. 
Hầu hết các trường hợp viêm phế quản cấp tính có thể tự khỏi trong vài tuần mà không cần điều trị. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân sử dụng thuốc để giúp giảm các triệu chứng hoặc điều trị nguyên nhân gây bệnh, bao gồm:

  • Thuốc kháng virus
  • Thuốc kháng sinh
  • Thuốc giãn phế quản
  • Thuốc chống viêm
  • Thuốc giảm ho
  • Thuốc điều trị COPD hoặc hen suyễn

Hy vọng bài viết này đã chia sẻ những thông tin hữu ích giúp bạn có thể phân biệt hen phế quản và viêm phế quản. Đây là hai bệnh lý khác nhau và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe theo những cách không giống nhau. Vì vậy, bạn chớ nhầm lẫn viêm phế quản và hen phế quản, đồng thời nên tìm đến bác sĩ để được thăm khám và có hướng điều trị phù hợp.

Chia sẻ
Các thông tin trên được chia sẻ bởi Bowtie Việt Nam. Các nội dung này chỉ mang tính chất tham khảo. Trong mọi trường hợp, Bowtie không chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào, dù là trực tiếp hay gián tiếp, liên quan đến việc truy cập và sử dụng nội dung của Bowtie.

Bài viết liên quan

Chớ bỏ qua 9 dấu hiệu bệnh gan đáng báo động này! Chớ bỏ qua 9 dấu hiệu bệnh gan đáng báo động này!
Các bệnh lý khác

Chớ bỏ qua 9 dấu hiệu bệnh gan đáng báo động này!

Đái tháo đường type 1 và những điều cần biết Đái tháo đường type 1 và những điều cần biết
Các bệnh lý khác

Đái tháo đường type 1 và những điều cần biết

Tìm hiểu về viêm loét dạ dày - tá tràng Tìm hiểu về viêm loét dạ dày - tá tràng
Các bệnh lý khác

Tìm hiểu về viêm loét dạ dày - tá tràng

Các chuyên mục khác

Email

Liên hệ chung
hello@bowtie.com.vn
Liên hệ về truyền thông
media@bowtie.com.vn
Liên hệ hợp tác
partners@bowtie.com.vn

© 2024 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.

Trình duyệt của bạn đã xảy ra lỗi. Để trải nghiệm tốt hơn, vui lòng nâng cấp hoặc thay đổi trình duyệt khác. OK