Bệnh tim mạch
Bệnh tim mạch

Rối loạn lipid máu có nguy hiểm không?

“Rối loạn lipid máu có nguy hiểm không?” là vấn đề được đặt ra nhiều nhất khi tình trạng rối loạn mỡ máu đang ngày càng phổ biến và có xu hướng gặp phải ở mọi đối tượng.
Biên tập bởi Bowtie Việt Nam
Ngày đăng 2022-12-15
Cập nhật ngày 2023-05-16
Nội dung chính
Rối loạn lipid máu có nguy hiểm không?Các biến chứng của rối loạn lipid máuCách phòng ngừa biến chứng rối loạn lipid máu
Rối loạn lipid máu có nguy hiểm không?

Vậy thực tế, rối loạn lipid máu có nguy hiểm không và bệnh gây ra những biến chứng gì? Để giải đáp băn khoăn này, mời bạn hãy cùng Website Bowtie theo dõi nội dung trong bài viết dưới đây nhé!

Rối loạn lipid máu có nguy hiểm không?

Rối loạn lipid máu là tình trạng mất cân bằng giữa các thành phần lipid có trong máu, phổ biến là LDL – cholesterol (cholesterol xấu), HDL – cholesterol (cholesterol tốt) và triglyceride. Bất kỳ trường hợp nào có các chỉ số này tăng hoặc giảm so với bình thường đều được xem là rối loạn lipid máu, chẳng hạn như: tăng LDL – cholesterol, tăng triglyceride, giảm HDL – cholesterol, hoặc vừa tăng LDL – cholesterol vừa giảm HDL – cholesterol… 

Mặc dù rối loạn lipid máu được chứng minh là yếu tố nguy cơ của nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, đặc biệt là các bệnh lý tim mạch nhưng nhìn chung, việc rối loạn lipid máu có nguy hiểm không còn tùy thuộc vào mức độ rối loạn, sức khỏe tổng thể của người bệnh, hiệu quả đáp ứng với phương pháp điều trị… Thông thường, rối loạn lipid máu có nhiều khả năng gây ra biến chứng nguy hiểm nếu như không có biện pháp điều trị phù hợp.

Đọc thêm

    Warning: Illegal string offset 'url' in /bitnami/wordpress/wp-content/themes/bowtie-blog-vietnam/template-parts/post--acf-component.php on line 99

    Notice: Uninitialized string offset: 0 in /bitnami/wordpress/wp-content/themes/bowtie-blog-vietnam/template-parts/post--acf-component.php on line 99
  • Liệu bạn đã hiểu đúng về rối loạn lipid máu

  • Warning: Illegal string offset 'url' in /bitnami/wordpress/wp-content/themes/bowtie-blog-vietnam/template-parts/post--acf-component.php on line 99

    Notice: Uninitialized string offset: 0 in /bitnami/wordpress/wp-content/themes/bowtie-blog-vietnam/template-parts/post--acf-component.php on line 99
  • Nguyên nhân rối loạn lipid máu và cách phòng ngừa

Các biến chứng của rối loạn lipid máu

Dù ảnh hưởng của bệnh đối với mỗi người là khác nhau nhưng dựa vào các biến chứng rối loạn lipid máu, bạn có thể phần nào hình dung được mức độ nguy hiểm của tình trạng này. Những biến chứng thường gặp của rối loạn mỡ máu là:

Xơ vữa động mạch

Xơ vữa động mạch là biến chứng phổ biến của tình trạng rối loạn lipid máu, thường xảy ra khi có quá nhiều LDL – cholesterol hiện diện trong máu. Lượng chất béo dư thừa lắng đọng ở thành động mạch kết hợp cùng các chất khác có thể tạo ra mảng bám (hay mảng xơ vữa) làm hẹp lòng mạch và ngăn chặn sự lưu thông của dòng máu. Đến một lúc nào đó, các mảng xơ vữa này có thể vỡ ra và kích thích hình thành cục máu đông.

Từ những vấn đề trên, xơ vữa động mạch có thể gây ra nhiều biến cố nguy hiểm, thậm chí đe dọa đến tính mạng như đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA), đột quỵ, chứng phình động mạch, bệnh thận mạn tính… 

Nhồi máu cơ tim

Hậu quả của rối loạn lipid máu theo sau xơ vữa động mạch là các vấn đề liên quan đến bệnh tim mạch vành, trong đó nổi bật là cơn nhồi máu cơ tim. Tình trạng này xảy ra khi các mảng bám cholesterol hình thành ở động mạch chính cung cấp máu cho tim (động mạch vành). Trước thời điểm xuất hiện cơn nhồi máu cơ tim, một trong những mảng bám có thể bị vỡ ra, gây hình thành cục máu đông làm chặn đứng dòng máu đi đến tim.

Nhồi máu cơ tim thường có diễn biến không ổn định và có thể nhanh chóng dẫn đến loạn nhịp tim, sốc tim hoặc vỡ tim. Do đó, bệnh nhân cần được điều trị càng sớm càng tốt để tránh nguy cơ tử vong đột ngột. Như vậy, đây có thể là đáp án để giải thích cho câu hỏi “Rối loạn mỡ máu có nguy hiểm không?”.

Bài viết liên quan:

Rối loạn lipid máu có nguy hiểm không và biến chứng nhồi máu cơ tim
Nhồi máu cơ tim là biến chứng nguy hiểm liên quan đến rối loạn lipid máu.

Đột quỵ

Đột quỵ là hiện tượng mô não bắt đầu ngừng hoạt động và chết dần do không nhận đủ máu cung cấp oxy và chất dinh dưỡng. Một trong những nguyên nhân có thể gây đột quỵ là rối loạn lipid máu. Tương tự như nhồi máu cơ tim, mảng xơ vữa do dư thừa cholesterol có thể hình thành bên trong các mạch máu não, gây hẹp lòng mạch và ngăn chặn dòng máu nuôi não. Ngoài ra, các cục máu đông cũng có thể hình thành tại mạch máu não hoặc từ nơi khác di chuyển đến, tạo thành nút chặn làm tắc nghẽn lưu lượng máu đến não. 

Nếu quá trình giảm cung cấp máu chỉ diễn ra trong vài phút và có thể hồi phục thì được gọi là cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA) hay đột quỵ nhỏ. Người bị TIA thường không gặp các biến chứng vĩnh viễn. Ngược lại, cơn đột quỵ toàn phần có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, kể cả các khuyết tật vĩnh viễn.

Gan nhiễm mỡ

Bên cạnh các biến chứng rối loạn lipid máu xảy ra ở hệ tim mạch thì lượng cholesterol trong máu cao còn có thể di chuyển đến và tích tụ tại gan, gây nên tình trạng gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD). 

Ở giai đoạn đầu, bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu thường ít phát triển các triệu chứng và hầu như không gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân. Tuy nhiên, theo thời gian, bệnh có thể tiến triển thành viêm gan nhiễm mỡ dai dẳng làm xuất hiện các mô sẹo (xơ hóa) ở gan. Cuối cùng khi gan bị tổn thương nghiêm trọng sẽ dẫn đến suy gan hoặc thậm chí là ung thư gan. 

Điều may mắn là quá trình dẫn tới xơ gan thường mất nhiều năm, do đó nếu phát hiện và điều trị sớm bệnh gan nhiễm mỡ cũng như rối loạn lipid máu thì có thể giúp ngăn bệnh trở nên tồi tệ hơn.  

Viêm tụy

Những người có nồng độ triglyceride cao trong máu được cho là có nhiều rủi ro bị viêm tụy cấp tính. Nguyên nhân cụ thể chưa được biết rõ nhưng có khả năng liên quan đến sự tổn thương tế bào tụy do acid béo tự do này gây ra. Các đợt viêm tụy cấp lặp đi lặp lại nhiều lần có thể dẫn đến viêm tụy mạn tính ở người bị rối loạn lipid máu. 

Với trường hợp viêm tụy nhẹ, các triệu chứng có thể được cải thiện khi điều trị. Trong khi đó, viêm tụy nặng có nguy cơ đe dọa tính mạng bệnh nhân với nhiều biến chứng nguy hiểm bao gồm: suy thận, suy hô hấp, xuất huyết và nhiễm trùng, suy dinh dưỡng, đái tháo đường hoặc ung thư tuyến tụy. 

Đái tháo đường

Rối loạn lipid máu và đái tháo đường type 2 đã được chứng minh là có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Theo đó, bệnh nhân đái tháo đường type 2 thường có nhiều khả năng bị rối loạn lipid máu và ngược lại, mức cholesterol trong máu cao là một yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển bệnh lý đái tháo đường.

Việc phát triển đồng thời bệnh đái tháo đường type 2 và rối loạn lipid máu sẽ khiến bệnh nhân dễ gặp phải các biến chứng tim mạch với mức độ nghiêm trọng, có thể đe dọa tính mạng.

Rối loạn lipid máu có nguy hiểm không và biến chứng gan nhiễm mỡ
Cholesterol và các chất béo dư thừa có thể tích tụ ở gan dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ.

Cách phòng ngừa biến chứng rối loạn lipid máu

Ngoài việc tìm hiểu rối loạn lipid máu có nguy hiểm không, bạn nên biết một số cách để phòng ngừa sớm sự xuất hiện của các biến chứng rối loạn lipid máu. Nếu đã được chẩn đoán rối loạn lipid máu, bạn cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn điều trị của bác sĩ để kiểm soát bệnh hiệu quả. Ngoài ra, bạn có thể thực hiện các biện pháp đơn giản dưới đây để cải thiện tình trạng rối loạn lipid máu cũng như ngăn ngừa biến chứng:

Thay đổi lối sống

  • Thói quen sống tĩnh tại và lười vận động là yếu tố nguy cơ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, đồng thời khiến tình trạng rối loạn lipid trở nên trầm trọng hơn. Do đó, việc duy trì hoạt động thể chất đều đặn bằng cách luyện tập với cường độ vừa phải trong 30 phút mỗi ngày là điều vô cùng cần thiết đối với bệnh nhân rối loạn lipid máu. Các môn thể thao bạn có thể lựa chọn bao gồm: đi bộ nhanh, bơi lội, đi xe đạp…
  • Hút thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ mắc phải các bệnh lý tim mạch, đặc biệt ở những người bị rối loạn lipid máu. Ngừng hút thuốc, kể cả hút thuốc thụ động là cách hiệu quả để giúp bạn bảo vệ hệ tim mạch trước các biến chứng nguy hiểm. 
  • Điều chỉnh và duy trì chỉ số khối cơ thể (BMI) ở mức lý tưởng (BMI từ 19 – 23) có thể giúp cải thiện mức cholesterol trong máu.
  • Căng thẳng hoặc stress kéo dài có thể làm tăng áp lực lên tim, tạo điều kiện thuận lợi để các biến chứng xảy ra. Vì vậy, bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc để giữ tinh thần luôn thoải mái.

Chế độ ăn uống phù hợp

Một chế độ ăn uống tốt cho bệnh nhân rối loạn lipid máu thường bao gồm việc tăng cường các thực phẩm có lợi và cắt giảm các loại thức ăn gây hại. Cụ thể, bệnh nhân nên ưu tiên lựa chọn và tiêu thụ các loại thực phẩm như:

  • Rau xanh, hoa quả và trái cây tươi
  • Các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt và thực phẩm được chế biến thô (bánh mì đen, gạo thô…) 
  • Sữa tách béo, các sản phẩm từ sữa ít béo hoặc không béo
  • Cá béo
  • Sử dụng dầu thực vật không bão hòa (dầu ô liu, dầu hướng dương, dầu đậu nành…) thay cho mỡ động vật

Đồng thời, bệnh nhân cũng cần hạn chế hoặc loại bỏ các nhóm thực phẩm sau đây:

  • Mỡ động vật
  • Thực phẩm có nhiều chất béo bão hòa, muối hoặc đường
  • Thịt đỏ, nội tạng động vật (tim, gan, thận, óc…)
  • Sữa béo nguyên kem
  • Các sản phẩm làm từ lòng đỏ trứng, bơ, phô mai…
  • Thức ăn chế biến sẵn, mì ăn liền
  • Đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ
  • Dầu có nguồn gốc thực vật nhưng chứa nhiều chất béo bão hòa (dầu cọ, dầu dừa, dầu hạnh nhân)
  • Rượu bia và các loại đồ uống có gas

Trên đây là những thông tin hữu ích giúp bạn biết được tình trạng rối loạn lipid máu có nguy hiểm không, cũng như một số biện pháp có thể áp dụng để ngăn bệnh tiến triển. Qua đó, Bowtie hy vọng bạn có thể tìm được giải pháp chăm sóc sức khỏe tối ưu nhất. Ngoài ra, đừng quên đến gặp bác sĩ nếu gặp phải bất kỳ vấn đề sức khỏe nào nhé!

Chia sẻ
Các thông tin trên được chia sẻ bởi Bowtie Việt Nam. Các nội dung này chỉ mang tính chất tham khảo. Trong mọi trường hợp, Bowtie không chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào, dù là trực tiếp hay gián tiếp, liên quan đến việc truy cập và sử dụng nội dung của Bowtie.

Bài viết liên quan

Tăng huyết áp kháng trị: Nguy cơ khó kiểm soát được bệnh Tăng huyết áp kháng trị: Nguy cơ khó kiểm soát được bệnh
Bệnh tim mạch

Tăng huyết áp kháng trị: Nguy cơ khó kiểm soát được bệnh

Thận trọng với 10 dấu hiệu bệnh tim mạch thường gặp Thận trọng với 10 dấu hiệu bệnh tim mạch thường gặp
Bệnh tim mạch

Thận trọng với 10 dấu hiệu bệnh tim mạch thường gặp

9 dấu hiệu điển hình của nhồi máu cơ tim 9 dấu hiệu điển hình của nhồi máu cơ tim
Bệnh tim mạch

9 dấu hiệu điển hình của nhồi máu cơ tim

Các chuyên mục khác

Email

Liên hệ chung
hello@bowtie.com.vn
Liên hệ về truyền thông
media@bowtie.com.vn
Liên hệ hợp tác
partners@bowtie.com.vn

© 2024 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.

Trình duyệt của bạn đã xảy ra lỗi. Để trải nghiệm tốt hơn, vui lòng nâng cấp hoặc thay đổi trình duyệt khác. OK