Bệnh thận - tiết niệu
Bệnh thận - tiết niệu

Sỏi thận có nguy hiểm không? Đừng lơ là trước những biến chứng

Cùng Bowtie đi tìm câu trả lời cho thắc mắc bệnh sỏi thận có nguy hiểm không, các biến chứng có thể xảy đến và cách ngăn ngừa bệnh xuất hiện để bảo vệ sức khỏe bản thân tốt hơn trong bài viết sau nhé!
Biên tập bởi Bowtie Việt Nam
Ngày đăng 2022-09-19
Cập nhật ngày 2023-05-15
Nội dung chính
Sỏi thận có nguy hiểm không?Các biến chứng sỏi thậnCách phòng ngừa sỏi thận

Bệnh sỏi thận có nguy hiểm không? Các biến chứng của sỏi thận

“Sỏi thận có nguy hiểm không?” là thắc mắc thường gặp của nhiều bệnh nhân khi được chẩn đoán mắc căn bệnh này. Dù bệnh thường có thể tự khỏi hoặc được điều trị hiệu quả bằng cách kết hợp sử dụng thuốc và duy trì chế độ ăn uống lành mạnh nhưng bạn cũng không nên vì thế mà chủ quan, lơ là. 

Trong bài viết sau, mời bạn cùng Bowtie Việt Nam tìm hiểu về mức độ nguy hiểm của sỏi thận, các biến chứng có thể xảy ra và biện pháp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh để từ đó đưa ra kế hoạch chăm sóc sức khỏe thật khoa học nhé. 

Sỏi thận có nguy hiểm không?

Sỏi thận là các tinh thể nhỏ được hình thành do sự tích tụ muối và chất khoáng có trong nước tiểu. Nhiều người thường không biết mình bị sỏi thận cho đến khi cảm thấy đau nhức vùng bụng dưới, sau lưng hoặc đi tiểu ra máu. 

Việc sỏi thận có nguy hiểm không sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố liên quan, chẳng hạn như kích thước viên sỏi, tình trạng sức khỏe hiện tại của bệnh nhân cũng như thời điểm phát hiện bệnh. Các viên sỏi nhỏ có thể được đào thải ra ngoài thông qua nước tiểu. Trong khi đó, các viên sỏi lớn có nguy cơ mắc kẹt trong đường tiết niệu, gây cản trở quá trình lưu thông nước tiểu và dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng. Vì thế, khi nhận thấy các triệu chứng của sỏi thận, bạn cần đến bệnh viện thăm khám để được chẩn đoán và theo dõi kịp thời nhằm hạn chế nguy cơ bệnh tiến triển nặng hơn. 

Các biến chứng sỏi thận

Sỏi thận là một căn bệnh không thể xem nhẹ. Bệnh không những có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, khiến họ gặp khó khăn trong sinh hoạt mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như:

Tắc nghẽn đường tiết niệu

Viên sỏi có thể di chuyển từ thận xuống các cơ quan khác trong đường tiết niệu. Sỏi có kích thước quá lớn sẽ bị kẹt lại ở một vị trí nào đó và gây tắc nghẽn đường tiết niệu.

Tắc nghẽn đường tiết niệu có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm. Tuy nhiên nếu không được điều trị, tình trạng này sẽ gây đau, sốt hoặc thậm chí dẫn đến mất chức năng thận, nhiễm trùng máu và tử vong. Vì thế nếu bạn bị sỏi thận, hãy cố gắng điều trị hiệu quả để an tâm rằng đường tiết niệu không gặp vấn đề gì nhé. 

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Một biến chứng khác mà sỏi thận có thể gây ra chính là tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu. Viên sỏi bị kẹt trong đường tiết niệu làm vi khuẩn không được đào thải ra ngoài và tích tụ dần, từ đó gây nhiễm trùng. Bên cạnh đó, trong quá trình di chuyển, viên sỏi cũng làm tổn thương niêm mạc đường tiết niệu, từ đó tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển và gây viêm. Khi bị nhiễm trùng đường tiết niệu, bạn sẽ nhận thấy một số triệu chứng như sốt, đau bụng, người lạnh rét run, buồn nôn, nước tiểu có máu, đi tiểu nhiều lần, tiểu rắt và tiểu buốt…

Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể được điều trị bằng cách sử dụng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, thuốc kháng sinh đôi khi gây ra một số tác dụng phụ nhất định. Vì vậy, nếu tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu xuất phát từ sỏi thận thì việc uống nhiều nước cũng như thực hiện chế độ ăn uống theo lời khuyên của bác sĩ sẽ mang lại nhiều lợi ích cho bạn. 

Giãn đài bể thận

Khi sỏi bị kẹt trong đường tiết niệu, nước tiểu không được đào thải ra ngoài sẽ gây ứ nước tại thận, giãn đài bể thận và làm ảnh hưởng đến chức năng thận. Tình trạng này có thể gây đau ở bên hông và lưng, đôi khi lan xuống phần bụng dưới và bẹn, sốt, buồn nôn và nôn, các vấn đề khi đi tiểu như đau khi đi tiểu, tần suất đi tiểu tăng lên.

Suy thận cấp và mạn tính

Thêm một biến chứng khác để bạn biết được bệnh sỏi thận có nguy hiểm không chính là tình trạng suy thận cấp và mạn tính. Sỏi khi bị kẹt trong đường tiết niệu quá lâu sẽ gây tắc nghẽn đường tiết niệu, ứ nước tại thận và từ đó làm giảm chức năng của thận. Đến một mức độ nào đó, bệnh nhân có thể bị suy thận.  

Vỡ thận

Tuy hiếm gặp nhưng vỡ thận được xem là một biến chứng nguy hiểm khác của sỏi thận. Tình trạng này xảy ra do nước tiểu tích tụ nhiều làm gia tăng áp lực trong thận, khiến cho vách thận bị giãn mỏng và gây vỡ thận đột ngột. Nếu không được cấp cứu kịp thời, vỡ thận có thể dẫn đến nhiễm trùng máu hoặc thậm chí tử vong.

Bệnh sỏi thận có nguy hiểm không?
Biến chứng sỏi thận có thể bao gồm tắc nghẽn và nhiễm trùng đường tiết niệu, giãn đài bể thận, suy thận, vỡ thận…

Cách phòng ngừa sỏi thận

Theo ước tính, khoảng 2/3 bệnh nhân đã từng bị sỏi thận có nguy cơ tái phát bệnh trong tương lai. Vì thế, việc chú ý và phòng ngừa căn bệnh này là điều hết sức quan trọng nhằm đảm bảo sức khỏe lâu dài. Cụ thể hơn, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau để ngăn ngừa bệnh xuất hiện hoặc tái phát:

  • Uống nhiều nước: Bạn hãy cố gắng uống khoảng 2 – 3 lít mỗi ngày, tùy thuộc vào cường độ hoạt động và lượng mồ hôi tiết ra. Bên cạnh nước lọc, các thức uống khác như nước cam và nước chanh cũng đã được chứng minh là giúp ngăn ngừa sỏi thận.
  • Hạn chế lượng muối (natri) tiêu thụ: Bạn không nên ăn quá 2.300 miligam muối mỗi ngày. Muối sẽ khiến thận bài tiết nhiều canxi hơn, làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận. Bạn có thể theo dõi lượng natri tiêu thụ bằng cách đọc nhãn thực phẩm khi sử dụng các loại thức ăn chế biến sẵn. 
  • Điều chỉnh lượng canxi bổ sung: Canxi từ thực phẩm không làm tăng nguy cơ mắc sỏi canxi oxalat. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các sản phẩm bảo vệ sức khỏe bổ sung canxi có thể thúc đẩy quá trình hình thành một số loại sỏi thận, nếu không dùng cùng thức ăn. Nếu bạn có tiền sử mắc sỏi canxi oxalat, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về lượng canxi có thể sử dụng hằng ngày. 
  • Giảm lượng protein nạp vào: Các loại thịt và protein động vật khác, như trứng và cá, có thể thúc đẩy sự hình thành sỏi axit uric vì chúng có chứa nhân purin. Vì thế, bạn hãy cân nhắc lượng thịt tiêu thụ và kết hợp chế độ ăn nhiều rau xanh, trái cây để hạn chế nguy cơ sỏi axit uric xuất hiện, đặc biệt là nếu bạn đã từng mắc bệnh.
  • Tránh thức ăn có nhiều oxalat: Những người có nhiều khả năng hình thành sỏi canxi oxalat nên tránh thực phẩm có nhiều oxalat như củ cải đường, rau bina, khoai lang, đậu nành, các loại hạt, sô cô la, trà pha sẵn và nước ngọt có gas. 

Mong rằng với những thông tin mà bài viết cung cấp, bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc liệu sỏi thận có nguy hiểm không. Việc quan tâm và chăm sóc sức khỏe một cách đúng đắn để ngăn ngừa bệnh xuất hiện là điều cần thiết giúp bạn bảo vệ bản thân tốt hơn. 

Chia sẻ
Các thông tin trên được chia sẻ bởi Bowtie Việt Nam. Các nội dung này chỉ mang tính chất tham khảo. Trong mọi trường hợp, Bowtie không chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào, dù là trực tiếp hay gián tiếp, liên quan đến việc truy cập và sử dụng nội dung của Bowtie.

Bài viết liên quan

Những điều cần biết về bệnh sỏi thận Những điều cần biết về bệnh sỏi thận
Bệnh thận - tiết niệu

Những điều cần biết về bệnh sỏi thận

Phì đại tuyến tiền liệt (Tăng sản lành tính tuyến tiền liệt) là gì? Phì đại tuyến tiền liệt (Tăng sản lành tính tuyến tiền liệt) là gì?
Bệnh thận - tiết niệu

Phì đại tuyến tiền liệt (Tăng sản lành tính tuyến tiền liệt) là gì?

Triệu chứng viêm bàng quang ở người lớn và trẻ em Triệu chứng viêm bàng quang ở người lớn và trẻ em
Bệnh thận - tiết niệu

Triệu chứng viêm bàng quang ở người lớn và trẻ em

Các chuyên mục khác

Email

Liên hệ chung
hello@bowtie.com.vn
Liên hệ về truyền thông
media@bowtie.com.vn
Liên hệ hợp tác
partners@bowtie.com.vn

© 2024 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.

Trình duyệt của bạn đã xảy ra lỗi. Để trải nghiệm tốt hơn, vui lòng nâng cấp hoặc thay đổi trình duyệt khác. OK