Bệnh về hệ thần kinh
Bệnh về hệ thần kinh

Tắm đêm dễ bị đột quỵ: Sự thật có phải như vậy?

Đã có rất nhiều trường hợp tắm đêm bị đột quỵ, thậm chí là tử vong do không được phát hiện và cấp cứu kịp thời. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu được lý do tại sao tắm đêm bị đột quỵ.
Biên tập bởi Bowtie Việt Nam
Ngày đăng 2022-09-20
Cập nhật ngày 2023-04-26
Nội dung chính
Vì sao tắm đêm dễ gây đột quỵCách xử lý khi bị đột quỵ lúc tắm đêmPhòng ngừa đột quỵ khi tắm đêm

Sự thật về tắm đêm bị đột quỵ

Đột quỵ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, đôi khi dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Từ lâu, nhiều người cho rằng tắm đêm có thể gây đột quỵ. Tuy nhiên, sự thật có phải như vậy? Nếu có cùng thắc mắc và lo lắng này, bài viết sau đây Website Bowtie sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết.

Vì sao tắm đêm dễ gây đột quỵ

Đột quỵ hay tai biến mạch máu não là bệnh lý vô cùng nguy hiểm. Đột quỵ xảy ra khi các mạch máu não bị tắc nghẽn hoặc vỡ, từ đó khiến nguồn máu cung cấp cho não bị gián đoạn hay suy giảm. Lúc này, não sẽ bị thiếu oxy và chất dinh dưỡng khiến các tế bào não chết dần trong thời gian cực kỳ ngắn. Bệnh nhân đột quỵ có nguy cơ tử vong cao nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời.

Hiện nay, vẫn chưa có bằng chứng cụ thể nào chỉ ra rằng tắm khuya gây đột quỵ. Tuy không phải nguyên nhân gây đột quỵ nhưng tắm đêm có thể là yếu tố thúc đẩy quá trình khởi phát bệnh. Nguyên nhân tắm đêm bị đột quỵ chủ yếu là do người bệnh đã có sẵn một số bệnh lý nền như bệnh tim mạch, tăng huyết áp, mỡ máu cao, đái tháo đường… Các bệnh lý này kết hợp với sự thay đổi tuần hoàn máu trong quá trình tắm dễ dẫn đến đột quỵ.

Một số yếu tố có thể khiến một người dễ bị đột quỵ khi tắm đêm gồm:

  • Tiểu tiện, đại tiện trước khi tắm: Việc này làm tăng áp lực ổ bụng, kích thích dây thần kinh phế vị, làm tăng áp lực lên động mạch và khiến hệ tuần hoàn trở nên “căng thẳng” hơn.
  • Bệnh nhân mắc bệnh tim mạch, tăng huyết áp: Rất nhiều bệnh nhân tim mạch, tăng huyết áp tắm đêm và tắm sáng bị đột quỵ. Bởi vì đây là hai thời điểm có nhiệt độ môi trường thấp nhất trong ngày và huyết áp của người bệnh dễ lên cao. Do đó, sự thay đổi huyết áp đột ngột khi tắm có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim cũng như đột quỵ.
  • Dội nước lạnh từ đỉnh đầu xuống khi tắm: Hành động này khiến nhiệt độ cơ thể thay đổi đột ngột, nhất là ở phần đầu, từ đó có thể gây áp lực làm vỡ động mạch hoặc vỡ mao mạch. Vì vậy, khi tắm, bạn cần làm ướt từ chân đến đầu để cơ thể quen dần với nhiệt độ của nước.
  • Tắm nước lạnh: Tắm nước lạnh có thể giúp cơ thể sảng khoái tức thì. Tuy nhiên, tắm nước lạnh khiến nhiệt độ cơ thể bị giảm, các mạch máu bị co lại cản trở quá trình lưu thông máu lên não và từ đó làm tăng nguy cơ đột quỵ. Về mặt sinh lý bệnh, sự hoạt hóa của hệ thần kinh giao cảm và sự bài tiết catecholamine khi tắm nước lạnh có thể gây tăng huyết áp và tăng gánh nặng cho tim. Trong quá trình tắm, nhiệt độ da cũng giảm và gây ra phản ứng “sốc lạnh”. Phản ứng này và những thay đổi lưu lượng máu não sau đó có thể dẫn đến đột quỵ.

Cách xử lý khi bị đột quỵ lúc tắm đêm

Đột quỵ là một tình trạng hết sức nguy hiểm và càng nguy hiểm hơn khi xảy ra trong quá trình tắm. Bởi lúc này, những người xung quanh thường khó phát hiện và xử trí kịp thời. Triệu chứng ban đầu khi bị đột quỵ sẽ bao gồm:

  • Đau đầu dữ dội
  • Gặp khó khăn khi nói chuyện, khó nói, nói ngọng, nói dính chữ…
  • Tê, liệt hoặc khó cử động cánh tay hay chân, không thể nâng cánh tay qua khỏi đầu, cơ thể cảm thấy không có sức
  • Mặt bị liệt, méo miệng, khuôn mặt bị xệ, đặc biệt là khi mỉm cười
  • Đi lại khó khăn, chóng mặt, hoa mắt, mất thăng bằng
  • Giảm thị lực, nhìn mờ hoặc không nhìn thấy gì ở một hoặc cả hai mắt
Xử lý khi tắm đêm bị đột quỵ
Triệu chứng ban đầu của đột quỵ là đau đầu dữ dội, tê liệt tay chân, liệt mặt…

Khi nhận thấy cơ thể có những biểu hiện trên, bạn cần lập tức thông báo với người thân và gọi cấp cứu ngay. Trong thời gian chờ cấp cứu, bạn hãy chú ý mặc quần áo giữ ấm cơ thể và tìm nơi thoáng khí để nghỉ ngơi.

Trong trường hợp phát hiện người thân tắm khuya bị đột quỵ, bạn phải lập tức giúp người bệnh giữ ấm cơ thể và nhanh chóng gọi cấp cứu. Trong quá trình chờ cấp cứu, bạn có thể tiến hành sơ cứu cho người bệnh nhưng phải tuyệt đối thận trọng, thực hiện nhanh và đúng cách. 

Đọc thêm

    Warning: Illegal string offset 'url' in /bitnami/wordpress/wp-content/themes/bowtie-blog-vietnam/template-parts/post--acf-component.php on line 99

    Notice: Uninitialized string offset: 0 in /bitnami/wordpress/wp-content/themes/bowtie-blog-vietnam/template-parts/post--acf-component.php on line 99
  • Sơ cứu đột quỵ: Phải vừa nhanh vừa đúng

Phòng ngừa đột quỵ khi tắm đêm

Để phòng ngừa đột quỵ khi tắm đêm, các chuyên gia khuyến cáo:

  • Tạo thói quen tắm sớm, không tắm sau 22h và lau khô người, sấy tóc ngay sau khi tắm để cơ thể không bị nhiễm lạnh
  • Không tắm khi đói hoặc sau khi ăn no
  • Không dội nước từ đỉnh đầu xuống, thay vào đó là làm ướt từ chân đến đầu để cơ thể thích nghi và quen dần với nhiệt độ nước
  • Không tắm ngay sau khi tập thể dục, vận động ra nhiều mồ hôi
  • Phòng tắm phải kín gió, tránh gió lùa.
  • Không tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh. Tốt hơn hết, hãy tắm nước có nhiệt độ gần với nhiệt độ môi trường thời điểm đó.

Trên đây là những thông tin vô cùng hữu ích giúp bạn lý giải nguyên nhân vì sao tắm đêm đột quỵ. Tắm đêm cực kỳ nguy hiểm, chính vì vậy, bạn đừng quên bảo vệ sức khỏe bản thân bằng cách hạn chế tắm đêm và thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện các bất thường trong cơ thể nhé.

Chia sẻ
Các thông tin trên được chia sẻ bởi Bowtie Việt Nam. Các nội dung này chỉ mang tính chất tham khảo. Trong mọi trường hợp, Bowtie không chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào, dù là trực tiếp hay gián tiếp, liên quan đến việc truy cập và sử dụng nội dung của Bowtie.

Bài viết liên quan

Hé lộ những điều bạn chưa biết về bệnh Parkinson Hé lộ những điều bạn chưa biết về bệnh Parkinson
Bệnh về hệ thần kinh

Hé lộ những điều bạn chưa biết về bệnh Parkinson

Rối loạn thần kinh thực vật và những điều bạn chưa biết Rối loạn thần kinh thực vật và những điều bạn chưa biết
Bệnh về hệ thần kinh

Rối loạn thần kinh thực vật và những điều bạn chưa biết

Nguyên nhân đột quỵ và các yếu tố nguy cơ Nguyên nhân đột quỵ và các yếu tố nguy cơ
Bệnh về hệ thần kinh

Nguyên nhân đột quỵ và các yếu tố nguy cơ

Các chuyên mục khác

Email

Liên hệ chung
hello@bowtie.com.vn
Liên hệ về truyền thông
media@bowtie.com.vn
Liên hệ hợp tác
partners@bowtie.com.vn

© 2024 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.

Trình duyệt của bạn đã xảy ra lỗi. Để trải nghiệm tốt hơn, vui lòng nâng cấp hoặc thay đổi trình duyệt khác. OK