Ung thư
Ung thư

Tầm soát ung thư gan là gì? Các phương pháp tầm soát ung thư gan

Tầm soát ung thư gan giúp bệnh nhân phát hiện bệnh ở những giai đoạn sớm để kịp thời điều trị và cải thiện tiên lượng của bản thân. Đặc biệt, những đối tượng có nguy cơ cao phát triển ung thư gan được khuyến nghị nên tiến hành tầm soát bệnh sớm và định kỳ.
Biên tập bởi Bowtie Việt Nam
Tham vấn y khoa/chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Trần Kiến Bình
Ngày đăng 2022-09-14
Cập nhật ngày 2023-05-12
Nội dung chính
Tầm soát ung thư gan là gì?Việc tầm soát ung thư gan định kỳ mang lại những lợi ích gì?Những đối tượng cần tầm soát sớm6 xét nghiệm và kiểm tra tầm soát ung thư ganNên khám tầm soát ung thư gan bao lâu một lần?Tầm soát ung thư gan ở đâu chất lượng?Gói tầm soát ung thư gan giá bao nhiêu?
Tầm soát ung thư gan

Vậy lợi ích của việc tầm soát ung thư gan là gì? Bạn có thể tầm soát ung thư gan bằng cách nào? Tầm soát ung thư gan ở đâu tốt? Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây của Bowtie nhé.

Tầm soát ung thư gan là gì?

Tầm soát được hiểu là quá trình áp dụng các xét nghiệm hoặc phương pháp y học khác để tìm kiếm tế bào ung thư hoặc tế bào gan bất thường. Quá trình này sẽ giúp bệnh nhân phát hiện ung thư gan ở những giai đoạn sớm. Khi đó, việc điều trị sẽ thuận lợi hơn và khả năng thành công cũng cao hơn.

Việc tầm soát ung thư gan định kỳ mang lại những lợi ích gì?

Hiện nay, Việt Nam thuộc nhóm những quốc gia có tỷ lệ mắc ung thư gan cao nhất toàn cầu. Theo Globocan năm 2020, nước ta có 26.418 trường hợp mắc mới và 25.272 ca tử vong do ung thư gan. Đây cũng là loại ung thư phổ biến nhất nước ta hiện nay, hiện đang đứng đầu tiên ở nam giới và thứ 5 ở nữ giới trong số tất cả các bệnh lý ung thư. 

Một điều đáng báo động là bệnh thường ít biểu hiện thành triệu chứng rõ rệt ở những giai đoạn sớm nên khó nhận biết. Đến khi bệnh nhân phát hiện, bệnh đã tiến triển đến giai đoạn muộn khiến việc điều trị vô cùng khó khăn và khả năng kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân cũng sẽ thấp.

Tầm soát ung thư gan giúp người bệnh phát hiện bệnh ung thư gan ở giai đoạn sớm, ngay cả khi chưa biểu hiện thành triệu chứng. Việc này mang lại nhiều ý nghĩa to lớn cho người bệnh. Ở giai đoạn sớm, bác sĩ có thể can thiệp kịp thời để làm chậm sự phát triển cũng như loại bỏ hoàn toàn khối u, từ đó giúp bệnh nhân hồi phục nhanh mà không phải chịu nhiều tổn thương về mặt sức khỏe cũng như tốn kém kinh tế. 

Có thể thấy, việc tầm soát ung thư gan định kỳ kết hợp với các biện pháp phòng ngừa ung thư gan sẽ giúp bạn giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc bệnh cũng như phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm để điều trị kịp thời. 

Những đối tượng cần tầm soát sớm

Trên thực tế, bất cứ ai cũng có thể tiến hành tầm soát ung thư gan. Tuy nhiên, các đối tượng có nguy cơ phát triển ung thư gan cao dưới đây thường được khuyến nghị nên tầm soát bệnh sớm và định kỳ:

  • Bệnh nhân xơ gan
  • Bệnh nhân viêm gan B hoặc C mạn tính
  • Người mắc bệnh rối loạn sắc tố di truyền (thừa sắt hay hemochromatosis)
  • Người đã từng bị nhiễm độc gan do độc tố, hóa chất…
  • Người mắc các vấn đề khác làm tăng nguy cơ ung thư gan như béo phì, đái tháo đường, nghiện rượu bia…
  • Tiền sử gia đình có người thân mắc ung thư gan

6 xét nghiệm và kiểm tra tầm soát ung thư gan

“Tầm soát ung thư gan bằng cách nào?” là vấn đề được nhiều người quan tâm, đặc biệt là những người sở hữu yếu tố nguy cơ. Mặc dù chưa có xét nghiệm tiêu chuẩn nào để tầm soát ung thư gan nhưng các xét nghiệm và phương pháp sau đây đang được sử dụng để sàng lọc căn bệnh này.

Xét nghiệm máu định lượng nồng độ chất AFP (alpha-fetoprotein)

Chất chỉ dấu ung thư hay dấu ấn ung thư (marker ung thư) là những chất do khối u tạo ra, có thể được tìm thấy trong máu, dịch cơ thể hoặc các mô của bệnh nhân. Alpha-fetoprotein (AFP) là chất chỉ điểm khối u được sử dụng rộng rãi nhất trong xét nghiệm tầm soát ung thư gan.

Mặc dù các bệnh ung thư khác hoặc một số tình trạng sức khỏe lành tính nhất định như mang thai, viêm gan cũng có thể làm tăng mức AFP trong cơ thể nhưng việc xét nghiệm máu để xác định nồng độ AFP vẫn được xem là một phương pháp hiệu quả để sàng lọc ung thư gan. Ngoài ra, xét nghiệm AFP-L3 hoặc DCP cũng có thể được thực hiện để tầm soát bệnh.

Xét nghiệm tầm soát ung thư gan
Xét nghiệm máu có thể giúp tầm soát ung thư gan.

Siêu âm bụng

Bằng cách sử dụng sóng âm tần số cao, phương pháp này tạo ra hình ảnh của gan trên màn hình. Siêu âm bụng giúp bác sĩ quan sát được những thay đổi trong gan (bao gồm cả khối u) và các cơ quan, cấu trúc khác. 

Chụp cắt lớp vi tính (CT) bụng

Chụp CT là một xét nghiệm sử dụng tia X để phác họa hình ảnh chi tiết của gan ở nhiều góc độ khác nhau. Các loại thuốc cản quang có thể được sử dụng (qua đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch) để giúp hình ảnh gan hiển thị rõ hơn. 

Chụp cộng hưởng từ (MRI) bụng

Giống như chụp CT, chụp cộng hưởng từ (MRI) cho phép bác sĩ quan sát được hình ảnh của gan ở nhiều góc độ khác nhau, từ đó phát hiện ra những bất thường rất nhỏ bên trong gan. Bác sĩ thường chỉ định phương pháp này khi nghi ngờ có khối u trong gan sau siêu âm. Chụp cộng hưởng từ cũng cung cấp cho bác sĩ nhiều thông tin liên quan đến khối u như vị trí, kích thước, khả năng di căn…  

Nội soi ổ bụng

Với phương pháp nội soi ổ bụng, bác sĩ có thể dễ dàng quan sát bên trong ổ bụng của bệnh nhân. Phương pháp này sẽ giúp phát hiện ra nhiều tình trạng như viêm gan, xơ gan, tổn thương gan cũng như các khối u nhỏ ở gan. Trong quá trình nội soi, bác sĩ cũng có thể kết hợp lấy mẫu mô để làm sinh thiết.

Sinh thiết u gan

Sinh thiết là phương pháp loại bỏ một mẫu mô ở gan và tiến hành quan sát dưới kính hiển vi để tìm kiếm tế bào ung thư. Nhìn chung, phương pháp này là cách duy nhất để xác định chắc chắn khối u là lành tính hay ác tính, thường được sử dụng để chẩn đoán xác định bệnh. Sinh thiết có thể gây ra một số rủi ro nhất định nên bác sĩ cũng thường cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ trước khi chỉ định cho bạn.

Nên khám tầm soát ung thư gan bao lâu một lần?

Theo các chuyên gia y tế, người có nhiều nguy cơ mắc ung thư gan nên tiến hành xét nghiệm máu định lượng nồng độ AFPsiêu âm bụng mỗi 6 tháng 1 lần.

Tầm soát ung thư gan ở đâu chất lượng?

Để tầm soát ung thư gan, bạn nên tìm đến các bệnh viện lớn hoặc các phòng khám chất lượng, uy tín, đặc biệt là bệnh viện chuyên khoa ung bướu. Theo đó, các cơ sở y tế này hiện có nhiều gói tầm soát ung thư gan với các mức giá khác nhau để bạn có thể lựa chọn. 

Gói tầm soát ung thư gan giá bao nhiêu?

Hiện tại, chi phí tầm soát ung thư gan ở phòng khám, bệnh viện dao động trong khoảng 2 – 7 triệu đồng. Việc tầm soát ung thư gan giá bao nhiêu còn phụ thuộc vào danh sách các xét nghiệm và phương pháp tầm soát mà bạn lựa chọn. 

Gói tầm soát có giá càng cao thì càng chi tiết và cho kết quả chẩn đoán càng chính xác. Ngoài ra, các phương pháp phát hiện ung thư gan cũng có thể được kết hợp với phương pháp sàng lọc các loại ung thư khác để xây dựng gói tầm soát ung thư chung.

Có thể thấy, việc tầm soát ung thư gan đóng một vai trò quan trọng giúp bệnh nhân phát hiện bệnh ở những giai đoạn sớm, từ đó tăng cơ hội điều trị thành công. Những người có nhiều nguy cơ nên tiến hành tầm soát sớm và định kỳ. 

Chia sẻ
Các thông tin trên được chia sẻ bởi Bowtie Việt Nam. Các nội dung này chỉ mang tính chất tham khảo. Trong mọi trường hợp, Bowtie không chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào, dù là trực tiếp hay gián tiếp, liên quan đến việc truy cập và sử dụng nội dung của Bowtie.

Bài viết liên quan

Phòng tránh ung thư gan hiệu quả với 8 mẹo cực hay bạn cần biết Phòng tránh ung thư gan hiệu quả với 8 mẹo cực hay bạn cần biết
Ung thư

Phòng tránh ung thư gan hiệu quả với 8 mẹo cực hay bạn cần biết

Ung thư tinh hoàn - căn bệnh nguy hiểm của Ung thư tinh hoàn - căn bệnh nguy hiểm của
Ung thư

Ung thư tinh hoàn - căn bệnh nguy hiểm của "phái mạnh"

Các dấu hiệu ung thư xương thường gặp Các dấu hiệu ung thư xương thường gặp
Ung thư

Các dấu hiệu ung thư xương thường gặp

Các chuyên mục khác

Email

Liên hệ chung
hello@bowtie.com.vn
Liên hệ về truyền thông
media@bowtie.com.vn
Liên hệ hợp tác
partners@bowtie.com.vn

© 2024 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.

Trình duyệt của bạn đã xảy ra lỗi. Để trải nghiệm tốt hơn, vui lòng nâng cấp hoặc thay đổi trình duyệt khác. OK