Các bệnh lý khác
Các bệnh lý khác

Tiêu chảy cấp và những điều bạn chưa biết

Tiêu chảy cấp là một vấn đề tiêu hóa rất thường gặp trong cuộc sống hằng ngày. Vì vậy, nhiều người thường chủ quan mà không biết rằng, tình trạng này đôi khi có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Biên tập bởi Bowtie Việt Nam
Ngày đăng 2022-10-10
Cập nhật ngày 2023-04-26
Nội dung chính
Tiêu chảy cấp là gì?Triệu chứng tiêu chảy cấpNguyên nhân gây tiêu chảy cấpTiêu chảy cấp có nguy hiểm không?Cần làm gì khi bị tiêu chảy cấp?Cách phòng ngừa

Tiêu chảy cấp là gì?

Vậy tiêu chảy cấp là gì? Nguyên nhân gây tiêu chảy cấp và cách phòng ngừa thế nào? Cùng Bowtie tìm hiểu thêm trong bài viết dưới đây!

Tiêu chảy cấp là gì?

Tiêu chảy là tình trạng đi ngoài phân lỏng hoặc toàn nước nhiều hơn 3 lần/ngày. Dựa vào thời gian mắc mà tiêu chảy được chia thành 3 loại là tiêu chảy cấp tính, tiêu chảy dai dẳng và tiêu chảy mạn tính. Trong đó, tiêu chảy cấp là tình trạng tiêu chảy kéo dài dưới 14 ngày.

Triệu chứng tiêu chảy cấp

Triệu chứng điển hình nhất của tiêu chảy cấp nói riêng và tiêu chảy nói chung là tình trạng đi ngoài phân lỏng hoặc toàn nước ít nhất 3 lần/ngày. Ngoài ra, người bị tiêu chảy cấp còn có thể gặp phải các triệu chứng khác như:

  • Đi phân lẫn máu, mủ hoặc chất nhầy
  • Đau bụng thành cơn quanh rốn, thường đỡ hơn sau khi đi ngoài xong
  • Buồn nôn, nôn ra thức ăn, dịch dạ dày hoặc dịch mật
  • Sụt cân nhanh chóng
  • Mệt mỏi, suy nhược, kiệt sức, run chân tay
  • Dấu hiệu mất nước như khát nước, tiểu ít, da khô, tinh thần lơ mơ…

Nguyên nhân gây tiêu chảy cấp

Tiêu chảy cấp thường xảy ra do các nguyên nhân sau:

  • Virus: Một số loại virus có thể gây tiêu chảy cấp như rotavirus, adenovirus, enterovirus, norovirus…
  • Vi khuẩn: Một số loại vi khuẩn như E. Coli, Shigella, Salmonella, vi khuẩn tả… có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua đường ăn uống và gây tiêu chảy.
  • Ký sinh trùng: Ngoài virus và vi khuẩn, ký sinh trùng cũng là một tác nhân khác có thể gây tiêu chảy cấp, thường gặp là các chủng CryptosporidiumGiardia.
  • Thuốc kháng sinh: Ngoài tiêu diệt các vi khuẩn gây hại, thuốc kháng sinh có thể tiêu diệt cả lợi khuẩn trong đường tiêu hóa, gây mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột và gây tiêu chảy cấp.
  • Một số chất, thành phần trong thực phẩm: Dị ứng, không dung nạp với một số chất như chất tạo ngọt nhân tạo, đường fructose… cũng có thể gây nên tình trạng đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày.
  • Thay đổi chế độ ăn: Việc thay đổi chế độ ăn uống đột ngột có thể khiến cơ thể không kịp thích nghi nên gây tiêu chảy, đặc biệt nếu bạn ăn nhiều đồ ăn cay, thức ăn dầu mỡ…
  • Uống nhiều rượu bia: Tiêu chảy là một trong những vấn đề thường gặp khi bạn uống quá nhiều rượu bia.
  • Căng thẳng: Căng thẳng tinh thần cũng là một trong những nguyên nhân gây tiêu chảy cấp.
Nguyên nhân gây tiêu chảy cấp
Rotavirus là một trong những nguyên nhân thường gặp gây tiêu chảy cấp ở trẻ em dưới 5 tuổi.

Tiêu chảy cấp có nguy hiểm không?

Tiêu chảy cấp mà một tình trạng rất phổ biến và thường ít gây ra các vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên, người bị tiêu chảy cấp có thể mất nhiều nước và các chất điện giải. Nếu mất nước và chất điện giải nghiêm trọng mà không được bù đắp kịp thời, người bệnh có thể bị co giật, tổn thương não và thậm chí là tử vong. Vì vậy, bạn không được chủ quan với tình trạng này, đặc biệt nếu người bị tiêu chảy là trẻ em, người lớn tuổi và người có nhiều bệnh nền. 

Cần làm gì khi bị tiêu chảy cấp?

Đa số các trường hợp tiêu chảy cấp sẽ thuyên giảm và tự khỏi sau vài ngày mà không cần điều trị. Để nhanh khỏi và hạn chế tình trạng mất nước, người bệnh cần:

  • Bổ sung nước: Khi bị tiêu chảy cấp, cơ thể bạn sẽ mất rất nhiều nước. Vì vậy, bạn nên cố gắng bổ sung thêm nước, có thể uống nước lọc hoặc nước ép trái cây. 
  • Bù điện giải: Người bệnh có thể bổ sung điện giải bằng cách sử dụng dung dịch oresol.
  • Duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý: Bạn cần lưu ý bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho cơ thể khi đang bị tiêu chảy. Tuy nhiên hãy nhớ đảm bảo vệ sinh khi ăn uống, ăn chín uống sôi, ăn các loại thực phẩm mềm lỏng, dễ tiêu. Hãy tránh xa các loại đồ ăn lạnh, thức ăn nhiều dầu mỡ và đồ ăn cay.

Nếu đã áp dụng những cách trên mà thấy tình trạng tiêu chảy không thuyên giảm hoặc gặp phải các triệu chứng như đau bụng dữ dội, thấy có lẫn máu trong phân, phân có màu đen, mất nước nhiều, tiểu ít kèm theo khô miệng và mệt mỏi, sốt trên 39 độ… thì bạn nên đến bệnh viện thăm khám ngay.

Cách phòng ngừa

Bạn có thể chủ động phòng ngừa tiêu chảy cấp bằng cách thực hiện các biện pháp sau:

  • Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, thực hiện ăn chín uống sôi, tránh xa các đồ ăn ôi thiu, không rõ nguồn gốc, vệ sinh sạch sẽ bát đũa, dụng cụ ăn uống…
  • Rửa tay bằng xà phòng thường xuyên, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. 
  • Sử dụng nước sạch trong ăn uống và sinh hoạt, đặc biệt khi chế biến thức ăn
  • Xử lý tốt phân và các loại chất thải, không sử dụng phân tươi để bón rau.
  • Hạn chế các loại thức ăn có thể gây tiêu chảy như đồ nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng…
  • Tránh uống quá nhiều rượu bia
  • Kiểm soát căng thẳng bằng các bài tập hít thở, yoga, thiền…

Hy vọng với những thông tin chi tiết về tiêu chảy cấp trên đây, bạn đã có thể chủ động phòng bệnh và biết cách xử trí nếu chẳng may bản thân hay người nhà bị tiêu chảy cấp.

Chia sẻ
Các thông tin trên được chia sẻ bởi Bowtie Việt Nam. Các nội dung này chỉ mang tính chất tham khảo. Trong mọi trường hợp, Bowtie không chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào, dù là trực tiếp hay gián tiếp, liên quan đến việc truy cập và sử dụng nội dung của Bowtie.

Bài viết liên quan

Sốt xuất huyết nên ăn gì để tăng tiểu cầu? 9 thực phẩm nên bổ sung Sốt xuất huyết nên ăn gì để tăng tiểu cầu? 9 thực phẩm nên bổ sung
Các bệnh lý khác

Sốt xuất huyết nên ăn gì để tăng tiểu cầu? 9 thực phẩm nên bổ sung

Áp dụng ngay 9 cách phòng chống bệnh cúm A cho bản thân, gia đình Áp dụng ngay 9 cách phòng chống bệnh cúm A cho bản thân, gia đình
Các bệnh lý khác

Áp dụng ngay 9 cách phòng chống bệnh cúm A cho bản thân, gia đình

Phụ nữ mắc bệnh giang mai có nên sinh con không? Phụ nữ mắc bệnh giang mai có nên sinh con không?
Các bệnh lý khác

Phụ nữ mắc bệnh giang mai có nên sinh con không?

Các chuyên mục khác

Email

Liên hệ chung
hello@bowtie.com.vn
Liên hệ về truyền thông
media@bowtie.com.vn
Liên hệ hợp tác
partners@bowtie.com.vn

© 2024 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.

Trình duyệt của bạn đã xảy ra lỗi. Để trải nghiệm tốt hơn, vui lòng nâng cấp hoặc thay đổi trình duyệt khác. OK