Bệnh thận - tiết niệu
Bệnh thận - tiết niệu

Tiểu không tự chủ: Tình trạng "khó nói" của nhiều người

Tiểu không tự chủ là tình trạng phổ biến có thể gặp phải ở mọi đối tượng, gây ra nhiều vấn đề bất tiện làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tinh thần và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Biên tập bởi Bowtie Việt Nam
Ngày đăng 2022-10-24
Cập nhật ngày 2023-05-15
Nội dung chính
Tiểu không tự chủ là gì?Phân loạiNguyên nhân gây tiểu không tự chủAi dễ bị tiểu không tự chủ?Tiểu không tự chủ gây ra những vấn đề gì?Phương pháp chẩn đoánPhương pháp điều trịCách phòng ngừa

Tiểu không tự chủ: Tình trạng "khó nói" của nhiều người

Vậy tiểu không tự chủ là gì và nguyên nhân nào gây ra tình trạng này? Để tìm lời giải đáp, mời bạn cùng Công ty Bowtie theo dõi nội dung bài viết dưới đây nhé!

Tiểu không tự chủ là gì?

Tiểu không tự chủ xảy ra khi cơ thể mất khả năng kiểm soát bàng quang, dẫn đến không thể ngăn cản nước tiểu rò rỉ ra bên ngoài niệu đạo. Tình trạng này có thể gây tác động đến cả sức khỏe lẫn chất lượng cuộc sống, với mức độ ảnh hưởng tùy thuộc vào loại tiểu không tự chủ mà người bệnh gặp phải.

Phân loại

Dựa vào nguyên nhân và triệu chứng, người ta chia tình trạng tiểu không tự chủ thành nhiều loại khác nhau. Trong đó phổ biến bao gồm:

  • Tiểu không tự chủ do căng thẳng: Các tình trạng làm tăng áp lực lên bàng quang có thể khiến nước tiểu bị rò rỉ, thường gặp do ho, hắt hơi, cười, nâng vật nặng hoặc hoạt động thể chất.
  • Tiểu gấp không kiểm soát: Tình trạng này xảy ra khi nhu cầu đi tiểu xuất hiện đột ngột và rất dữ dội khiến bạn không thể trì hoãn được trước khi đến nhà vệ sinh. 
  • Són tiểu tràn: Bàng quang không được làm rỗng hoàn toàn khiến nước tiểu bị tràn ra bên ngoài. 
  • Són tiểu thoáng qua: Hiện tượng rò rỉ nước tiểu xảy ra trong thời gian ngắn, do các nguyên nhân cấp tính gây ra (như nhiễm trùng, dùng thuốc mới…) và sẽ biến mất khi nguyên nhân được loại trừ.
  • Tiểu không tự chủ do mất chức năng: Một số tình trạng gây suy yếu về thể chất hoặc tinh thần có thể khiến bệnh nhân không kịp đi vệ sinh. Chẳng hạn như bệnh nhân viêm khớp nặng gặp khó khăn trong việc cởi cúc quần hoặc bệnh nhân Alzheimer không thể nhận thức được họ cần đi tiểu.
  • Tiểu không kiểm soát hỗn hợp: Người bệnh có nhiều hơn một loại tiểu không kiểm soát, thường là sự kết hợp của tiểu không tự chủ do căng thẳng và tiểu gấp.
  • Đái dầm: Mô tả sự rò rỉ nước tiểu trong khi ngủ, xảy ra phổ biến nhất ở trẻ em nhưng người lớn cũng có thể gặp phải. 

Nguyên nhân gây tiểu không tự chủ

Tình trạng đi tiểu không tự chủ có thể xảy ra do một số nguyên nhân tạm thời hoặc ngắn hạn như:

  • Nhiễm trùng đường tiết niệu: Niệu đạo, niệu quản, bàng quang hoặc thận bị nhiễm trùng có thể gây đau và kích thích bàng quang, dẫn đến nhu cầu đi tiểu tăng mạnh.
  • Mang thai: Sự thay đổi nội tiết tố và trọng lượng thai nhi có thể tạo áp lực lên bàng quang, dẫn đến căng thẳng không kiểm soát ở cơ quan này.
  • Sử dụng thuốc: Tiểu không kiểm soát có thể là tác dụng phụ của một số loại thuốc bao gồm thuốc huyết áp, thuốc an thần, thuốc giãn cơ, thuốc lợi tiểu, thuốc chống trầm cảm, liều lượng lớn vitamin C…
  • Chế độ ăn uống: Tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều gia vị, cà phê, rượu bia, nước có ga, socola… có thể gây kích thích bàng quang và làm tăng lượng nước tiểu, từ đó khiến bạn đi tiểu thường xuyên và khó kiểm soát hơn.
  • Táo bón: Trực tràng nằm gần bàng quang và có chung nhiều dây thần kinh. Khi phân cứng và nén chặt trong trực tràng có thể khiến các dây thần kinh này hoạt động quá mức, làm tăng tần suất đi tiểu.
Nguyên nhân gây tiểu không tự chủ
Mang thai có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng són tiểu.

Bên cạnh đó, một số vấn đề tiềm ẩn khác có thể là nguyên nhân gây ra chứng tiểu không kiểm soát dai dẳng: 

  • Sinh nở: Sinh con qua đường âm đạo có thể làm suy yếu các cơ và mô nâng đỡ khiến bàng quang bị đẩy khỏi vị trí bình thường và nhô ra ngoài âm đạo, gây ra chứng tiểu không tự chủ.
  • Thay đổi theo độ tuổi: Sự lão hóa của cơ bàng quang có thể làm giảm khả năng lưu trữ nước tiểu. Không chỉ vậy, các cơn co thắt bàng quang không tự chủ có xu hướng xảy ra nhiều hơn khi bạn già đi.
  • Thời kỳ mãn kinh: Sự thay đổi hormone cùng với tình trạng suy giảm chất lượng của các mô ở niêm mạc bàng quang và niệu đạo là những yếu tố dẫn đến tình trạng tiểu không kiểm soát. 
  • Rối loạn thần kinh thực vật: Bệnh đa xơ cứng, bệnh Parkinson, đột quỵ, khối u não hoặc chấn thương cột sống có thể cản trở các tín hiệu thần kinh liên quan đến kiểm soát bàng quang, gây ra chứng tiểu không tự chủ.
  • Phì đại tuyến tiền liệt: Són tiểu ở nam giới lớn tuổi có thể bắt nguồn từ tình trạng tăng sản lành tính tuyến tiền liệt (phì đại tuyến tiền liệt). 
  • Điều trị ung thư tuyến tiền liệt: Hiện tượng tiểu không kiểm soát có thể liên quan đến sự tổn thương cơ vòng trong quá trình phẫu thuật ung thư tuyến tiền liệt.

Bài viết liên quan:

Ai dễ bị tiểu không tự chủ?

Chứng đi vệ sinh không tự chủ có thể xảy ra với bất kỳ ai. Tuy nhiên, khả năng gặp phải thường phổ biến hơn ở một số đối tượng nhất định, bao gồm: 

  • Người lớn tuổi 
  • Phụ nữ, đặc biệt là sau khi trải qua thời kỳ mang thai, sinh nở và/hoặc mãn kinh
  • Nam giới có các vấn đề ở tuyến tiền liệt
  • Người mắc bệnh đái tháo đường, bệnh thần kinh, táo bón mạn tính…
  • Thừa cân hoặc béo phì
  • Người nghiện thuốc lá
  • Mắc các dị tật bẩm sinh ảnh hưởng đến cấu trúc của đường tiết niệu
  • Tiền sử gia đình có người mắc chứng tiểu không kiểm soát
Ai dễ bị tiểu không tự chủ?
Tiểu không tự chủ thường phổ biến hơn ở nữ giới.

Tiểu không tự chủ gây ra những vấn đề gì?

Nếu không có giải pháp điều trị thích hợp, chứng đi tiểu không tự chủ có thể trở thành tình trạng mạn tính và gây ra một số biến chứng, chẳng hạn như:

  • Các vấn đề về da: Vùng da thường xuyên bị ẩm ướt có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây nhiễm trùng và lở loét.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu: Tiểu không kiểm soát là yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ tái phát nhiễm trùng đường tiểu.
  • Ảnh hưởng đến cuộc sống: Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân thường bị suy giảm do cảm giác khó chịu cùng với sự bất tiện mà tình trạng tiểu không tự chủ mang đến.

Phương pháp chẩn đoán

Tương tự như hầu hết quy trình chẩn đoán các bệnh lý khác, bước đầu tiên, bác sĩ sẽ đặt ra một số câu hỏi cho bạn để khai thác tiền sử bệnh cũng như thông tin về các triệu chứng mà bạn gặp phải.

Tiếp đến, bác sĩ thường yêu cầu bạn thực hiện một số kiểm tra, xét nghiệm cần thiết trước khi đưa ra chẩn đoán. Các phương pháp này có thể là:

  • Xét nghiệm máu
  • Xét nghiệm nước tiểu 
  • Kiểm tra chức năng bàng quang
  • Siêu âm bàng quang
  • Nội soi bàng quang

Phương pháp điều trị

Cách điều trị ban đầu đối với trường hợp đi tiểu không tự chủ thường là phương pháp thay đổi lối sống kết hợp cùng các bài tập sàn chậu để cải thiện chức năng bàng quang.

Sau đó nếu tình trạng vẫn không có chuyển biến tích cực, các chuyên gia y tế có thể xem xét và đề xuất phương pháp điều trị khác phù hợp với bạn hơn như:

Sử dụng thuốc

Một số loại thuốc có thể được chỉ định để thư giãn và ngăn ngừa co thắt bàng quang, đồng thời chặn các tín hiệu thần kinh làm xuất hiện nhu cầu đi tiểu đột ngột và tiểu gấp. Riêng ở nam giới, thuốc có thể hỗ trợ thu nhỏ tuyến tiền liệt và cải thiện lưu lượng nước tiểu.

Thủ thuật và phẫu thuật

  • Sử dụng xung điện để kích thích dây thần kinh điều khiển phản ứng cơ
  • Phẫu thuật mở rộng hoặc thay đổi vị trí bàng quang
  • Tiêm các chất làm đầy vào cổ bàng quang và các mô niệu đạo để giúp lỗ bàng quang được đóng kín hơn, ít bị rò rỉ
  • Phẫu thuật đặt võng nâng cổ bàng quang

Cách phòng ngừa

Mặc dù không thể phòng ngừa hoàn toàn tình trạng tiểu không tự chủ nhưng bạn có thể giảm bớt nguy cơ gặp phải bằng cách thực hiện một số biện pháp đơn giản sau: 

  • Duy trì cân nặng hợp lý
  • Thực hiện các bài tập củng cố cơ sàn chậu
  • Tránh xa chất kích thích như caffeine, rượu hay các thực phẩm có tính axit
  • Tăng cường chất xơ trong chế độ ăn để ngăn ngừa táo bón 
  • Không hút thuốc lá

Tóm lại, chứng tiểu không tự chủ thường ít nguy hiểm và có thể được cải thiện bằng các phương pháp thích hợp. Chính vì vậy, khi có các dấu hiệu rò rỉ nước tiểu, bạn nên nhanh chóng thăm khám để tìm ra nguyên nhân chính xác, từ đó giúp việc điều trị dễ dàng đạt hiệu quả cao hơn. 

Chia sẻ
Các thông tin trên được chia sẻ bởi Bowtie Việt Nam. Các nội dung này chỉ mang tính chất tham khảo. Trong mọi trường hợp, Bowtie không chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào, dù là trực tiếp hay gián tiếp, liên quan đến việc truy cập và sử dụng nội dung của Bowtie.

Bài viết liên quan

Kích thước sỏi thận bao nhiêu là nguy hiểm? Bao nhiêu mm thì phải mổ? Kích thước sỏi thận bao nhiêu là nguy hiểm? Bao nhiêu mm thì phải mổ?
Bệnh thận - tiết niệu

Kích thước sỏi thận bao nhiêu là nguy hiểm? Bao nhiêu mm thì phải mổ?

Nhận biết cơn đau do sỏi thận để phát hiện sớm bệnh Nhận biết cơn đau do sỏi thận để phát hiện sớm bệnh
Bệnh thận - tiết niệu

Nhận biết cơn đau do sỏi thận để phát hiện sớm bệnh

Nguyên nhân khiến sỏi thận dễ tái phát Nguyên nhân khiến sỏi thận dễ tái phát
Bệnh thận - tiết niệu

Nguyên nhân khiến sỏi thận dễ tái phát

Các chuyên mục khác

Email

Liên hệ chung
hello@bowtie.com.vn
Liên hệ về truyền thông
media@bowtie.com.vn
Liên hệ hợp tác
partners@bowtie.com.vn

© 2024 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.

Trình duyệt của bạn đã xảy ra lỗi. Để trải nghiệm tốt hơn, vui lòng nâng cấp hoặc thay đổi trình duyệt khác. OK